Chúng ta đều cho rằng mắc sai lầm là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống, thất bại là một thứ tiêu cực, tồi tệ nhất một người có thể gặp, thế nhưng ai cũng biết rằng nó không hề đúng.
Hãy quên đi những định kiến về thất bại:
Ở trường, chúng ta được dạy phải trả lời đúng mọi câu hỏi theo đáp án chuẩn. Về nhà, chúng ta được dạy phải vâng lời, xây dựng tính cách tốt và tuân thủ các nghi thức xã hội. Đi làm, chúng ta phải tập quen với kỳ vọng của sếp là không bao giờ được mắc sai lầm.
Trong tất cả những trường hợp trên, chúng ta đều sẽ bị “trừng phạt” nếu mắc sai lầm. Giáo viên sẽ trừ điểm khi bạn đưa ra câu trả lời sai; cha mẹ sẽ cắt tiền ăn sáng khi bạn không vâng lời và sếp sẽ trừ lương nếu bạn mắc sai lầm.
Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngay từ khi còn là những đứa trẻ, con người đã cảnh giác với sai lầm. Chúng ta coi sai lầm như một thất bại ghê gớm và cố gắng đế sống suốt cuộc đời mà không mắc bất cư sai lầm nào. Tâm lý này lâu dần trở thành sự cưỡng ép và nhiều người không dám thừa nhận sai lầm của mình.
Thất bại nhanh, học hỏi nhanh
Đây là thuật ngữ được tác giả Susan Kahn nêu ra trong cuốn sách Sức bật tinh thần, bà tin rằng thất bạn là điều không thể tránh khỏi, đó chỉ là một khoảng nghỉ để chúng ta suy nghĩ và đúc kết kinh nghiệm. Từ những thất bại đó, ta học được cách để lấp đầy khuyết điểm, bồi đắp khả năng kiên cường, hình thành sức bật tinh thần để rồi đích đến cuối cùng sẽ là thành công.
“Nắm bắt lối tư duy này là một bước tiến giúp chúng ta trở nên thoải mái hơn với những gì thiếu chắc chắn và học cách xử lý thất bại. Khi thất bại, chúng ta không nên chìm trong nỗi thất vọng mà hãy xem xét vấn đề nằm ở đâu, rút kinh nghiệm và nghĩ cách để vận dụng kinh nghiệm đó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây chính là phương pháp khuyến khích chúng ta “trở lại yên ngựa” sau khi ngã và học được rằng lần sau chúng ta nên tránh chướng ngại vật đã khiến mình ngã ngựa.” – Sức Bật Tinh Thần