ĐỪNG ĐỂ BỆNH HÔI MIỆNG CẢN TRỞ CUỘC CHƠI CỦA BẠN

Bạn không dám nói chuyện vì hơi thở có mùi? Bạn thường xuyên phải vừa nói vừa che miệng vì lo sợ người bên cạnh ngửi thấy mùi thối? Hay là bạn còn chẳng biết mình có bị hôi miệng hay không. Đừng lo lắng vì bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Dấu hiệu

– Hơi thở có mùi khó chịu, nhất là vào sáng sớm mới ngủ dậy, chiều tối khi đi làm về, khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.

– Đột ngột xuất hiện các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…

– Răng có nhiều mảng bám, cao răng – nơi tích tụ các vi khuẩn gây mùi khó chịu.

– Khô miệng, nước bọt ít.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Vừa mới thức dậy

Trong khi bạn ngủ, tuyến nước bọt cũng sẽ ít hoạt động từ đó lượng nước bọt tiết ra cũng thấp. Điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra mùi khó chịu khi bạn thức dây vào buổi sáng.

Thở bằng miệng

Đối với những người hay ngủ ngáy hoặc thở bằng miệng khi đi ngủ sẽ dễ làm nhanh khô miệng, từ đó ảnh hưởng cực lớn đến quá trình khử mùi hôi. Vi khuẩn sẽ lợi dụng điểm này mà tấn công qua từng đêm. Lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi trong miệng của bạn.

Ăn thức ăn gây mùi

Các thực phẩm như hành, tỏi, các loại mắm, ruốc, sầu riêng khi ăn vào sẽ giải phóng khí lưu huỳnh làm việc bạn phát ra mùi hôi. Đặc biệt, những mùi này bám cực kỳ dai dẳng dù bạn có đánh răng và súc miệng cả ngày cũng không khỏi

Uống rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas

Cồn có đặc tính háo nước, vì vây uống nhiều bia rượu sẽ luôn cảm thấy khát nước, khô miệng. Lượng nước bọt tiết ra ít hơn bình thường do đó vi khuẩn không được làm sạch trong khoang miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh răng miệng khác.

Hút thuốc

Hút thuốc lá nhiều khiến khói thuốc lá ám lại trong khu vực khoang miệng khiến hơi thở có mùi rất khó chịu. Ngoài ra, hút thuốc lá nhiều dễ khiến gai lưỡi phát triển nhiều hơn bình thường, gây ra các nếp gấp, là nơi trú ẩn hoàn hảo của vi khuẩn, gây ra hôi miệng.

Bạn không ăn gì cả

Không ăn là một nguyên nhân làm hơi thở bạn có mùi. Bởi vì khi nạp thức ăn, cơ thể không tiết ra nước bọt. Nước bọt không chỉ làm sạch các mảnh thức ăn mà nó còn phá vỡ thức ăn đó để giúp chúng trượt xuống cổ họng của chúng ta dễ dàng hơn

Chế độ ăn kiêng low – carb

Khi bạn cắt bỏ carb (tinh bột), cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và năng lượng. Quá trình đó tạo ra hợp chất gọi là ceton, gây ra mùi hôi miệng

Viêm họng

Các dịch mủ ứ đọng trong những loại viêm họng như viêm họng hạt, viêm amidan, viêm phế quản nếu lâu ngày không được chữa trị sẽ phát ra mùi hôi. Từ đó lan tỏa ra cả miệng. Chính vì thế hôi miệng do viêm họng sinh ra là như vậy

Bệnh dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày là các bệnh lý dạ dày gây ra hôi miệng. Các bệnh này làm thức ăn trào ngược lên vòm họng, gây ra trào ngược axit, bốc mùi lên và phát ra khi nói chuyện.

Tốc độ chết của tế bào trong miệng nhanh hơn bình thường

Các tế bào trong miệng thường sẽ chết đi theo chu kỳ 2 – 4 ngày/ 1 lần và nước bọt sẽ mang những tế bào chết này ra khỏi khoang miệng. Tuy nhiên ở một số người, chu kỳ này diễn ra nhanh hơn, trong vòng 6 – 8 giờ/ 1 lần, khiến các tế bào chết tích tụ nhiều, tự phân huỷ gây ra hôi miệng.

Sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng

Cách điều trị, phòng ngừa hôi miệng

– Xác định nguyên nhân hôi miệng

– Súc miệng bằng nước muối

Muối ngoài việc cung cấp khoáng chất cho cơ thể còn là chất sát trùng hiệu quả. Những người bị hôi miệng do các vấn đề răng – miệng có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

– Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C

Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trong vòm miệng. Các loại hoa quả chứa vitamin C giúp gia tăng quá trình tiết nước bọt, giúp ngăn khô miệng.

Vitamin C có nhiều trong kiwi, cam, bưởi, chanh, dâu tây, việt quất. Ngoài ra, người bị hôi miệng còn có thể nhai vỏ chanh đã rửa sạch 1 – 2 lần/ ngày để hơi thở luôn thơm mát.

– Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để lấy các thức ăn thừa trong kẻ răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.

– Thường xuyên vệ sinh bề mặt lưỡi.

– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách, tránh làm tổn thương bề mặt lưỡi, nướu và má trong.

– Không nên bỏ bữa

– Uống nhiều nước

– Hạn chế ăn các nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng.

– Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người dẫn đến lở miệng.

– Hạn chế dùng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt… Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc xì gà.

– Khám tai, mũi, họng định kỳ để điều trị các căn bệnh về vòm họng, mũi – xoang,…

– Khám răng đều đặn 6 tháng/ 1 lần để trị sâu răng, cạo vôi răng khi cần.-

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *