Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, có lẽ bạn chưa nghĩ nhiều đến cách bạn đọc. Và, cách bạn đọc tạo ra một sự khác biệt rất lớn trong việc tích lũy kiến thức. Rất nhiều người nhầm lẫn khi biết tên của một cái gì đó với sự hiểu biết nó. Mặc dù nó có thể là một cách tuyệt vời để rèn luyện trí nhớ của bạn, việc cố nhớ lại các kiến thức mà không hiểu hay hình dung được bối cảnh của nó sẽ chẳng giúp bạn gì nhiều trong thế giới thực.
Tôi cá là bạn đã biết cách đọc một cuốn sách. Bạn đã được dạy đọc sách từ khi còn ở trường tiểu học . Nhưng bạn có biết cách đọc tốt không? Có một sự khác biệt giữa đọc để hiểu và đọc chỉ để biết thông tin.
Bốn cấp độ đọc bạn cần áp dụng
Hãy nói về báo chí và những mẩu tin, bạn có thực sự học được điều gì mới không? Bạn có coi tác giả mẩu tin đó là người thầy của bạn khi nói đến kiến thức trong chủ đề của bài báo không? Nhiều khả năng là không. Trong nhiều trường hợp các nhà báo suất sắc phải đơn giản hoá, phổ thông hoá các thuật ngữ và khái niệm chuyên môn để phù hợp với đa số người đọc.
Ngược lại, học một cái gì đó sâu sắc đòi hỏi phải làm việc. Bạn phải đọc các thông tin ở trên mức hiểu biết hiện tại của bạn. Bạn cần tìm những tác giả am hiểu về một chủ đề cụ thể hơn chính bạn. Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tác giả và chính bạn, bạn sẽ trở nên hiểu biết hơn.
Có bốn cấp độ đọc:
Đọc như học sinh tiểu học
Đọc Kiểm chứng
Đọc Phân tích
Đọc Tổng hợp
Đối với cấp tiểu học, đó là những gì chúng ta được dạy trong trường tiểu học. Nếu bạn đang đọc những trang này, bạn đã ở cấp độ này. Tuy nhiên, đọc ở cấp học cao hơn và đọc lấy kiến thức đòi hỏi bạn phải là một Độc giả biết cầu thị.
Để cải thiện khả năng đọc, chúng ta cần học cách đặt câu hỏi đúng, theo thứ tự đúng. Đừng quên, đọc một cuốn sách, vì bất kỳ lý do nào khác ngoài giải trí, về cơ bản là một nỗ lực của bạn để đặt câu hỏi cho cuốn sách (và trả lời chúng với khả năng tốt nhất của bạn). Sự tò mò muốn có thêm các thông tin/kiến thức mới hoặc muốn được câu trả lời cho những câu hỏi (dù bạn đã có từ lâu hay mói chỉ nảy ra khi đọc sách) chính là động lực thúc đẩy bạn tiếp tục đọc.
Đọc Kiểm chứng
Chúng ta thường nghe nói rằng đọc lướt và đọc sơ bộ (không tư duy sâu) không tốt cho sự hiểu biết. Điều đó không thực sự đúng . Sử dụng các kỹ thuật này một cách hiệu quả có thể tăng sự khả năng hiểu. Đây là hai bước của việc đọc kiểm chứng:
Đọc lướt qua cấu trúc cuốn sách – Tức là bạn kiểm tra nhanh cuốn sách bằng cách (1) đọc lời nói đầu ; (2) nghiên cứu mục lục ; (3) kiểm tra chỉ mục (phần index – thường chỉ co trong các sách dạng giáo khoa, từ điển, báo cáo); và (4) đọc phần giới thiệu ở trang bìa.
Đọc sơ bộ – Đây là khi bạn chỉ đọc mà không tư duy. Đừng cân nhắc, phản đối các lập luận của tác giả , đừng tra cứu để đào sâu hay kiểm chứng mọi thứ, đừng viết vào lề . Nếu bạn không hiểu điều gì đó, hãy cứ tiếp tục . Những gì bạn đạt được từ việc đọc nhanh này sẽ giúp bạn sau này khi bạn quay lại và nỗ lực nhiều hơn để đọc hiểu.
Nắm vững kỹ thuật Đọc Kiểm chứng sẽ:
Giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian vì hầu hết các cuốn sách không đáng để đọc
Cung cấp đủ thông tin để bạn lên kế hoạch tiếp cận cuốn sách nếu muốn đọc sâu và một “bản đồ” các nội dung chính để bạn biết sẽ lật tới đâu khi cần tìm một thông tin nào đó
Cải thiện khả năng nghi nhớ, nếu bạn quyết định đọc toàn bộ cuốn sách thì bạn đã chuẩn bị cho bộ não của mình nội dung sơ bộ.
Đọc Phân tích
Ở mức độ này, bạn bắt đầu đặt tâm trí của bạn và việc đào sâu vào cuốn sách để hiểu được những gì tác giả viết. Tôi thực sư khuyên bạn nên sử dụng cách viết trên lề trang sách để trò chuyện với tác giả.
Có bốn quy tắc để đọc phân tích
Phân loại sách theo loại và chủ đề .
Tóm tắt lại những gì toàn bộ cuốn sách mang lại cho bạn ở mức ngắn gọn tối đa (nhưng vẫn đủ các điểm chính).
Liệt kê các phần chính của cuốn sách theo thứ tự và mối quan hệ giữa chúng, và sau đó lại đi sâu vào phác thảo từng ý chính trong từng phần đó.
Xác định rõ vấn đề hoặc CÁC vấn đề mà tác giả đang cố gắng giải quyết
Đọc nhiều cuốn sách về một chủ đề
Đọc tổng hợp liên quan đến việc đọc nhiều sách về cùng một chủ đề và so sánh và đối chứng những ý tưởng, từ vựng, và lập luận với nhau.
Nhiệm vụ này được thực hiện bằng cách xác định các phần nội trong nhiều cuốn có mối liên hệ, dịch, tìm hiểu các thuật ngữ chuyên môn, hệ thống hoá và sắp xếp thứ tự các câu hỏi, xác định vấn đề và có một sự so sánh (về sự khác biệt hay đồng thuận) giữa các câu trả lời tìm thấy trong nhiều cuốn sách khác nhau.
Mục tiêu của cấp độ này không phải là để đạt được sự hiểu biết tổng thể về bất kỳ cuốn sách cụ thể nào , mà là để hiểu về chủ đề của cuốn sách và từ đó phát triển kiến thức của mình đến mức mạch lạc và tường tận (điều mà bạn không thể làm nếu chỉ đọc một cuốn sách mà đã cho là đủ).
Biến cuốn sách thành của riêng mình
Khi bạn mua một cuốn sách, bạn thiết lập một quyền sở hữu với nó, giống như bạn làm với quần áo hoặc đồ nội thất khi bạn mua và trả tiền cho chúng. Nhưng hành động mua thực sự chỉ là khúc dạo đầu để sở hữu cái giá trị thực sự, kiến thức, khi ta nói về sách. Bạn chỉ thực sứ “nắm bắt” một cuốn sách khi bạn biến nó thành một phần của chính mình, và cách tốt nhất là viết vào đó.
Bạn nên gạch chân các điểm chính, vẽ các đường thẳng đứng ở lề để nhấn mạnh một đoạn văn quá dài mà bạn không thể gạch chân, đặt một ngôi sao, dấu sao hoặc các ký hiệu riêng khác ở lề để nhấn mạnh các câu quan trọng nhất trong cuốn sách, đánh số ở bên lề trang sách để chỉ ra một chuỗi các điểm được tác giả trình bày trong quá trình phát triển tự nhiên của một luận điểm, ghi lại số trang của các trang khác để nhắc bạn những chỗ cần tham chiếu, khoanh tròn từ khóa hoặc cụm từ và viết câu hỏi của bạn ( và có lẽ câu trả lời) ở lề (hoặc ở đầu hoặc cuối trang).
Nguồn. ReadDuo