Đọc sách không nhớ gì, đây là cách giải quyết?
Đọc sách Seflhelp gây ảo tưởng, đây là cách giải quyết?
Cách đọc không nuông chiều theo cảm xúc?
Cách đọc thực thực tế, khoa học?
(Lưu ý: cách đọc có lẽ chỉ phù hợp với 1 số loại sách nhất định, tùy thuộc vào mục tiêu đọc sách)
Cách đọc này mình biết được vào tháng 9 năm ngoái, mình học được từ 1 youtuber nổi tiếng, đã từng đứng trên sân khấu của Ted Talk, có vô số khóa học khác nhau. Mình thấy rất hay đối với mình nên mình muốn chia sẻ lại, cũng là cách mình hâm lại kiến thức.
Nội dung của cách đọc này đơn giản lắm, đó là đọc ra ý tưởng. Bạn sẽ chọn cho mình một số lượng nhất định ý tưởng sau đọc sách.
Ví dụ: bản thân mình chọn số 3, mỗi lần mình đọc sách thì mình phải suy nghĩ nghiền ngẫm ra 3 ý tưởng cụ thể và rõ ràng như cuốn “bí mật phan thiên ân” 3 ý tưởng đó là rèn thói quen tốt, luyện cách sáng tạo, tìm hiểu về bản chất của sự kiên trì.
Tại sao lại là đọc ra ý tưởng?
Một trong những công cụ mạnh nhất, tư duy mạnh nhất trong cuộc sống đó chính là sự rõ ràng. Rõ ràng bằng dễ dàng, rõ ràng chính là sức mạnh. Sức mạnh là cảm xúc hứng phấn, phấn khích (mỗi lần mình ra ý tưởng thấy sướng lắm, thề!) mà cảm xúc chính là phần chính tạo ra hành động. Nên ý tưởng sẽ thúc đẩy bạn hành động lớn hơn sự mơ hồ về thông tin. Đồng nghĩa với việc bạn đọc sách mà mơ hồ thì đồng nghĩa với sự rõ ràng rất ít, dẫn tới ít hành động. Đó là lý do tại sao nên đọc sách để ra ý tưởng.
Ví dụ: Mình đang đọc cuốn “Xoay tư duy chuyển cuộc đời” có ý tưởng về hơi thở rất hay đó là Phương pháp hít thở 5-6-7:
1. Hít vào và đếm từ 1 đến 5, cảm thấy bụng của bạn mở rộng.
2. Giữ hơi thở đó, và đếm từ 1 đến 6.
3. Thở ra qua miệng và đếm chậm từ 1 đến 7.
4. Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh và kết nối lại với bản thân
2. Giữ hơi thở đó, và đếm từ 1 đến 6.
3. Thở ra qua miệng và đếm chậm từ 1 đến 7.
4. Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh và kết nối lại với bản thân
Các tầng: thông tin – kiến thức – kinh nghiệm – Trí tuệ
Tầng 1: thông tin, khi bạn đọc sách bạn sẽ sở hữu nhiều thông tin khác nhau, nhớ nhé đây là thông tin. Những thông tin này bạn có thể tìm thấy bất kì nơi đâu như facebook, youtube, google,.. Và những thông tin không giúp bạn thông minh hơn, không giúp bạn giỏi hơn, vì sao?
Vì những thông tin đó chỉ tồn tại ở dạng ngắn hạn, sẽ tự động biến mất sau 1 thời gian dài, bộ não chúng ta có thể sẽ nhớ 1 vài điều mà ta ấn tượng nhưng tần đó là không đủ cho cả cuốn sách.
Tầng 2: Kiến thức, nơi đây bạn bắt đầu mang thông tin đem ra áp dụng, bạn kiểm tra sự đúng sai, chắt lọc để từ thông tin chuyển hóa thành kiến thức (sách không đúng hết đâu, đó lí do tại sao tư duy phản biện lại quan trọng) . Đây là quá trình tích lũy kiến thức của bạn
Tầng 3: Kinh nghiệm, cách duy nhất để bạn có kinh nghiệm đó là áp dụng những kiến thức của bạn. Kinh nghiệm giá trị hơn kiến thức rất nhiều, kinh nghiệm sẽ giúp bạn chọn lọc, biết cái gì cần bỏ, cái gì cần tập trung.
Tầng 4: Trí tuệ, khi bạn tích đủ kinh nghiệm, chúng sẽ biến thành trí tuệ của bạn. Trí tuệ là bạn biết những gì không nên làm, trí tuệ là bạn biết những gì không phải làm. Kinh nghiệm cho bạn biết bạn có bao nhiêu cách để làm 1 việc, trí tuệ cho bạn biết cách nào hiệu quả nhất, cách nào không hiệu quả.
Kiến thức là sự tích lũy, trí tuệ là sự loại trừ.
Tóm lại: Sách chỉ là thông tin và thông tin không giúp ta giỏi hơn quá nhiều, bạn phải chuyển đổi nó thành kiến thức , từ kiến thức thành kinh nghiệm, từ kinh nghiệm thành trí tuệ. Bạn không thể có trí tuệ nếu không có kinh nghiệm, không thể có kinh nghiệm khi không có kiến thức, không thể có kiến thức khi không có thông tin, và sách là 1 nguồn thông tin vô tận.
P/s: Người mình nhắc tới là Dan Lok. Cám ơn các bạn đã đọc. Cuối tuần vui vẻ!
#30P_tu_viet