Thành thực mà nói rằng, không phải ai cũng hiểu biết quá nhiều về thời trang. Câu chuyện về phá cách hay những thiết kế độc lạ nó tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người nhưng một điều mà mình đảm bảo thứ mà các bạn đang nghĩ là nó “Độc, lạ” thì chưa chắc là nó phá cách hay độc lạ. Chúng ta hãy cùng đi tới câu chuyện qua những lăng kính thời trang của những nhà thiết kế.
Thế giới đa sắc và thời trang cũng nhiều phong cách đi kèm, từ ăn mặc cho tới những thiết kế. Những thái cực khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú. Tích cực luôn đi kèm với tiêu cực, cái đẹp sẽ đi chung với cái xấu, tối giản chắc chắc phải có những thứ phức tạp đi kèm – dĩ nhiên, chúng ta cũng có hướng nội hay hướng ngoại. Chủ nghĩa tối giản và chủ nghĩa tối đa cũng vậy – nó chảy xuyên suốt trong nền công nghiệp thời trang.
Tuy hai chủ nghĩa này khác nhau hoàn toàn trong cách tiếp cận thiết kế, xử lí đường may và ứng dụng chất liệu. Nhưng nó đều có một nguồn gốc chung là “Thời trang” nó bao gồm những thứ mà mình vừa liệt kê trong đấy. Tất nhiên như các bạn đã nói “Làm thời trang” khác với “Chơi thời trang hay mặc thời trang” nhưng mỗi thứ đều có một tiêu chuẩn nhất định để chúng ta phát triển dựa trên nó. Khái niệm “Độc, Lạ” của người làm và người mặc cũng hoàn toàn khác nhau. Khi nào một thứ trở nên “Lạ lùng” “Thu hút” chúng ta – tất nhiên khi thứ đó chúng ta chưa hề biết tới. Trong độc cũng có “Độc đáo” và “Độc dược”, vì vậy đừng để những thứ nội dung “Độc dược” tiêm nhiễm vào đầu các bạn mà hãy tiếp thu và chiêm ngưỡng những thứ “Độc đáo”.
CraigGreen – Giản dị nhưng phức tạp.
Một menswear fashion designer đến từ London, một người khá kín tiếng và humble. Nhưng thời trang mà Craig Green mang lại thì không đơn giản chút nào. Tại sao chúng ta ít biết đến Craig Green ư, vì anh chàng không quan tâm lắm đến mainstream cho lắm. Vì đơn giản, chúng ta hay nhắc tới thời trang là để làm đẹp cho mọi người, khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Craig Green thì không vậy – Craig Green muốn người mặc đồ của Craig sẽ được người ta nhìn vào nhiều hơn. Chẳng thế mà – đồ của Craig Green khá kén người mặc. Trở thành một thứ gì đó xu hướng không phải là mục tiêu nhắm tới của Craig Green nhưng cũng không phải là điều mà ông muốn từ bỏ.
Từ những ngày lò dò làm thời trang, Craig Green cũng không quan tâm lắm về việc mình có phải là fashion designer làm thứ đồ mà người ta muốn mặc hay không. Craig Green nhấn mạnh về cụm từ “Cult – Freedom” – “Sự cuồng tự do”. Những mùa đầu tiên của Craig – không phải là để kiếm tiền, cũng chẳng có gì trong tay mà bán. Điểm đơn giản là tạo sự Tự do, là sáng tạo những thứ mình muốn – cho dù người ta không thích đi nữa. Nhưng nó lại tạo được điều lạ trong 1 xã hội thuần theo những tiêu chuẩn cố định, và thế là Craig Green nổi.
Nhưng không hẳn là thế – vì sao người ta lại thích Craig Green. Craig lại chú trọng về việc sáng tạo và thi diễn câu chuyện sáng tạo đó vào món đồ mà mình sẽ làm. Đúng vậy – Story Tellin’ by Clothin’. Craig Green chia sẻ với Ssense :
“Tôi luôn cảm thấy hiện tại thời trang có hai loại. Một loại là “Fashion” – Fashion brands – những thương hiệu này vô cùng khó đoán, season này họ theo 1 xu hướng, nhưng đến mùa tiếp theo họ lại làm ngược lại.
Hai là loại thương hiệu thời trang với 1 câu chuyện về brand rõ ràng và rành mạch. Thương hiệu này có tầm nhìn thẩm mỹ rõ ràng và chính kiến của riêng họ. Việc xây dựng quan điểm và góc thẩm mỹ đã khiến chúng trở thành aethestic của riêng họ. Không thể nhầm lẫn ở đâu được (Để tỉ dụ chắc lấy Hedi Slimane là 1 ví dụ điển hình đi ha).
Ngày nay – nhiều thương hiệu trẻ mọc ra và họ đang trở nên hỗn loạn và hoang mang giữa một thị trường đầy biến động. Liệu các thương hiệu đó có phải là “Fashion” “Fashion” brand hay không. Liệu cái giá trị cốt lõi và khiến người ta nhớ tới thẩm mỹ của bạn hay không? Bạn mất bao nhiêu thời gian?”
(Vấn đề của cả nền công nghiệp chứ không chỉ riêng Việt Nam đâu các bạn à).
Được nhìn – có thể là trên Runway. Nhưng Product line của Craig Green lại dựa khá nhiều những gì Craig mặc và thói quen chung. Nên nhớ Craig Green là menswear designer – và tính cách đàn ông trong thời trang thường ổn định – thích mặc gì là mua đó mặc hoài.
Do đó nhiều khi – không quá đặt nặng về việc đi theo 1 con đường mới, Craig Green chỉ tạo 1 sự trải nghiệm mới hơn (Giống với Boris chăng). Đó cũng là cách Craig Green thể hiện gần đây (Sau 1 thời gian bùng nổ với tỉ lệ và cult) – khi gã Xanh Lá lại yêu thích sản xuất đồ đồng bộ như uniform của Craig Green vậy. Đồng màu, đồng tỉ lệ và đồng chất. Mặc đi, mặc lại và cảm nhận đủ – trải nghiệm tốt những sản phẩm của tôi đi – Chắc Craig muốn nói như vậy.
Khác biệt với sự đơn giản thuần khiết trong cách thể hiện nghệ thuật thì cách thể hiện thời trang của Craig Green lại phức tạp – đánh mạnh vào chi tiết, vào sự tối đa/cầu kì của màu sắc, của kĩ thuật để thể hiện được cái tầm nhìn nghệ thuật và sự lãng mạn bay bổng trong con người của nhà thiết kế.
Không chỉ Craig Green mà những nhà thiết kế gạo cội khác như Rei Kawakubo, Jean Paul Gaultier hay John Galliano hoặc cả Alexander McQueen – những bàn tay ma thuật mang tới cho chúng ta các bộ sưu tập – thiết kế luôn cả thế giới trầm trồ, xuýt xoa vì câu hỏi tại sao họ lại làm như thế được. Cái đẹp giữa “Nghệ thuật” của sự đa cực khác xa hẳn với việc “Làm lố”. Đây chỉ là những nền tảng để các bạn tự nên phân biệt được thế nào là “Độc lạ” phá cách trong thời trang khi mà những thứ độc đó đã được những tiền bối khai thác và làm rất tốt.