''Điều ước Ái Hồn'' là một hiệp định ký kết ngày 28/5/1858 giữa các đại diện của triều đình Mãn Thanh và Đế quốc Nga.
Thời điểm diễn ra là giai đoạn Mãn Thanh đang thua trận trước liên quân Anh-Pháp trong chiến tranh Nha phiến lần 2. Nhân việc đó, quân Nga rục rịch chuẩn bị các hành động, định lấn chiếm vùng Đông Bắc Trung Hoa. Dù chưa thua Nga trận lớn nào, nhưng triều đình Mãn Thanh của vua Hàm Phong vẫn quyết định cắt đất cho Nga với hy vọng họ để yên mạn phía Bắc, tập trung chống Anh-Pháp ở phía Nam. Hơn nữa, vào gần ngày ký hiệp ước, tàu chiến Anh Pháp đã tiến sát Thiên Tân và uy hiếp Bắc Kinh. Đô đốc Nga Nikolai Nikolayevich Muraviyov hứa hẹn rằng nếu triều đình Mãn Thanh sớm ký hiệp ước sẽ giúp họ chống quân Anh.
Ngày 28/5/1858, các đại diện của Nga và Mãn Thanh đã ký hiệp ước Ái Hồn, với các điều khoản cơ bản:
-600.000 km2 lãnh thổ phía Bắc sông Amur (hay Hắc Long Giang) cắt hoàn toàn cho Nga.
-Vùng phía Đông sông Ussuri là vùng đất chung giữa người Nga và Trung Quốc. Cư dân Nga không bị ngăn cản đến đây định cư. (Sau đó vùng này cũng bị Nga thôn tính, trong đó có Vladivostok).
-Tàu của Nga được tự do buôn bán trên các cảng và sông Đông Bắc Trung Hoa
-Tiếng Nga được tự do sử dụng bên cạnh tiếng Mãn, Hán và Mông Cổ
Những điều khoản trong điều ước Ái Hồn năm 1858 được coi là những điều khoản bất bình đẳng nhất trong lịch sử Trung Quốc từng phải ký kết. Quan điểm lịch sử Trung Quốc hiện nay nhấn mạnh ''Việc ký kết Hiệp ước Aihui đã tạo tiền lệ cho Nga tiếp tục cướp đoạt lãnh thổ Trung Quốc. Người Nga không mất một viên đạn nào, cũng chiếm được một vùng đất bằng Pháp và Đức, cùng một con sông bằng sông Danube''
Vua Hàm Phong coi việc chấp nhận mất 60 vạn km2 lãnh thổ là điều cần thiết để yên mạn Bắc với Nga để tập trung chống Anh. Rốt cuộc mọi tính toán phá sản. Mãn Thanh vẫn thảm bại trong Chiến tranh Nha phiến, còn việc ''yên với Nga'' là viễn tưởng. Sau khi chiếm được 60 vạn km2 lãnh thổ Viễn Đông, Nga tiếp tục mở rộng các hành động xâm lấn và cướp phá Đông Bắc Trung Hoa. Năm 1864, khu vực phía Đông sông Ussuri, bao gồm thành phố Vladivostok ngày nay – khu vực chung được bảo vệ trong hiệp ước năm 1858 – bị Nga thôn tính nốt, cắt vĩnh viễn đường ra biển Nhật Bản của Trung Hoa.
Sau khi các vùng đất mất vào tay Nga, dân cư Trung Quốc ở các vùng này không ít lần nổi dậy và bạo động chống Nga. Các cuộc nổi dậy này đôi khi bị dìm trong biển máu, dẫn đến nhiều cộng đồng người Trung Quốc bị xóa sổ. Đơn cử như năm 1900, để trả thù sự kiện Nghĩa Hòa Đoàn, Nga đã xóa sổ 64 làng biên giới mà Trung Quốc gọi là ''Giang Đông Thập tứ đồn'' bằng cách đẩy 10.000 người xuống sông Amur.
Nói vậy để thấy, không phải cứ cắt đất là yên đâu, phải lựa sức mình và lựa người mà cắt nữa. Mấy bạn bảo Thái cắt đất chịu nhục để không mất nước, nhìn vào đại đế quốc Mãn Thanh cắt đắt xong vong quốc luôn, đến nay con cháu Trung Hoa muốn đòi lại đường ra biển Nhật Bản cũng không có cửa này!