Hãy nhìn vào cậu bé đứng ngoài cùng ở bên trái. Tên cậu là Abhimanyu Sadasivan.
Abhimanyu – học sinh lớp 11, 16 tuổi được tìm thấy đã tử vong trên sân thượng căn hộ nhà mình vào tháng 3/2014. Cậu bé tự tử ngay giữa kỳ thi của mình và để lại một lá thư tuyệt mệnh được viết bên trên tờ đề thi hóa học. Nội dung lá thư viết:
“Hệ thống giáo dục CBSE chỉ dựa trên việc học vẹt. Giáo dục đúng nghĩa phải là am hiểu rồi sau đó vận dụng chúng vào thực tiễn. Cái chết của tôi là một bài học, và cũng là một lý do để hệ thống này thay đổi.”
Source: Parents of suicide teenager get to see son’s final words on chemistry exam paper | The National
Rõ ràng, cậu bé là người có chỉ số IQ khá cao. Cậu cũng rất thích thú đối với việc học hành của mình.
Không chỉ có Abhimanyu, còn có Kriti Tripathi – nữ sinh 17 tuổi theo học tại một trung tâm giảng dạy của huyện Kota (thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ). Cô bé đã tự tử khi gieo mình từ tòa nhà 5 tầng ở Kota hồi tháng 4 năm nay. Mặc dù đã hoàn thành xong bài kiểm tra đầu vào IIT(Indian Institute of Technology), nhưng trong là thư tuyệt mệnh của mình cô bé oán trách rằng việc học tập ở những trung tâm này khiến học sinh căng thẳng quá mức và gây trầm cảm nặng nề.
Cô bé viết:
“Làm ơn, Bộ Phát triển nguồn nhân lực hãy làm gì đó đối với các “lò luyện thi” này đi. Họ thật sự rất khốn nạn và nên bị dẹp tiệm càng sớm càng tốt.”
Source: ‘Shut coaching centres, they suck’: Kota student’s suicide letter
Và còn nhiều, nhiều người hơn nữa mà chúng ta phải kể đến. Có Jitesh, 21 tuổi đến từ Haryana. Cậu là sinh viên ngành kỹ thuật hóa học tại viện IIT-B. Cậu tự tử bằng cách uống một lượng chất độc từ phòng thí nghiệm vào tháng 5 năm ngoái. Mà nguyên nhân được cho là trầm cảm vì kết quả học tập kém. Trong bức thư tuyệt mệnh để lại, Haryana nói cậu thật sự hối hận khi đã vượt qua kỳ thi JEE để đến IIT;
Hay Radha và Pragati 15 tuổi sống tại Madhya Pradesh, họ đã kết liễu cuộc đời mình vào tháng 3 năm nay bằng cách treo cổ lên trần nhà. Nguyên nhân cũng bởi vì căng thẳng quá độ do thi cử và không thể đảm bảo vị trí dẫn đầu của mình trong kỳ thi.
Source: ‘Depressed’ over poor grades, IIT Bombay student kills self – Times of India, 2 teens commit suicide over exam stress in MP
Tất cả những điều này đều thật là đau đớn. Nhưng nó cùng chỉ ra rằng: Hệ thống giáo dục Ấn Độ buộc học sinh của mình phải sống một cuộc sống đầy áp lực, buộc học sinh phải luôn xuất sắc dưới những cái vỏ bọc lấp lánh bên ngoài – chính là điểm số. Họ đòi hỏi điều này ở các em ngay từ khi chúng chỉ vừa bước chân vào cách cửa học đường, rồi quyết định luôn số phận của những con người đó – sống một cuộc sống quy chuẩn (Vì trường Đh nhận học sinh vào học dựa trên điểm chuẩn), sống một cuộc sống xứng đáng (giống như việc ai ai cũng đều công nhận giá trị của những người có năng lực xuất sắc nhất). Hệ thống này chỉ quan tâm những gì viết trên bảng điểm của con trẻ, thay vì làm cho chúng hiểu và có thể áp dụng được những thứ đang học. Và quan trọng nhất là, họ chẳng bao giờ hỏi bọn trẻ có hài lòng về những gì được học ở trường hay không, cũng không bao giờ không bao giờ đề cao sự phát triển nội tại.
Sau đây là những vấn đề mà hệ thống giáo dục Ấn Độ đang gặp phải:
1/ Lối sống đầy áp lực, không được thư giãn
“Học đủ rồi, hôm nay xả hơi chút đi con!”. “Dành thời gian thường xuyên đi nhảy nhót chút đi, đó là điều con thích mà!”
Bọn trẻ chẳng bao giờ được nghe những lời này. Tất cả những gì chúng nghe được là “Giờ thì học đi!”. Nếu những sinh viên này được cho phép thư giãn hàng ngày, có lẽ chúng sẽ phát triển một sức đề kháng mạnh mẻ đủ để chống lại áp lực trong cuộc sống. Nhưng không. Thay vào đó chúng bị đẩy vào đường cùng, vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng, mà con đường đó mang tên “Chạy theo điểm số”.
2/ Phải có được bảng điểm “đẹp” bằng mọi giá
“Em học hành như vậy là sao?”, “Với số điểm như vậy, em sẽ làm nên trò trống gì đây hả?”
Học sinh không bao giờ nên bị hỏi những câu như thế. Một vài đứa trẻ cực đoan khi được hỏi như vậy, chúng sẽ thắc mắc ngược lại. Và tất cả những gì chúng muốn lúc đó là thể hiện những suy nghĩ đó ra bên ngoài. “Vậy thầy/cô đã bao giờ đạt được điểm tối đa trong bảng điểm của mình chưa?” Chao ôi, bạn sẽ nghĩ gì khi bị hỏi như vậy?
3/ Làm cho giá trị bản thân phụ thuộc vào phần thưởng bên ngoài: Những con điểm
“Bạn chỉ đáng được coi trọng khi đạt điểm tối đa mà thôi”
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng dựa trên lý lẽ này sẽ luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng mỗi khi giành điểm thấp hơn điểm tối đa. Giá trị bản thân là đến từ chính bản thân người đó chứ không phải từ điểm số. Không một ai có thể đứng trên đỉnh mãi mãi được, ai cũng có lúc thất thời, và những lúc thất thời này sẽ đem đến một cảm giác vô dụng trong suốt cuộc đời.