Tác giả: BlackExcellence.com
Link: https://medium.com/…/aunt-jemima-it-was-never-about-the-pan…
___________________________
Chắc chắn rằng bất kì ai lớn lên ở nước Mĩ cũng đều phải biết tới Dì Jemima.Tuy nhiên, khi nghĩ đến Dì, mọi người thường nhớ qua cái tên chứ không phải qua món bánh kếp. Trước khi trở thành biểu tượng của nước Mĩ, một mối quan tâm ban đầu đã được hình thành. Đây là một câu chuyện về người phụ nữ đã trở thành một món ăn, một món hàng, và là nhân vật lịch sử vô cùng thân thuộc: Dì Jemima.
Dì Jemima lần đầu tiên được giới thiệu khi xuất hiện trong một minstrel show- một chương trình giải trí của nước Mĩ cuối thế kỉ 19. Mỗi tập bao gồm các tiểu phẩm hài, các hoạt động đa dạng, múa hát và ca nhạc. Những tiết mục đều được biểu diễn bởi người da trắng trong mặt nạ người da đen, nhằm mục đích đóng giả.
Minstrel show khắc họa nên hình ảnh những người da đen lùn tịt, biếng nhác, dễ hoảng sợ, mang bệnh nhàn rỗi kinh niên, mê tín dị đoan và là những tên hề vô lo vô nghĩ.
Sự truyền cảm hứng cho Dì Jemima đặc biệt đến từ bài hát 'Old Aunt Jemima' sáng tác vào năm 1875 bởi nhà biểu diễn da đen tên Billy Kersands. Đây dường như là mấu nối của mạch minstrel. Bài hát dựa trên lời ca của một người nô lệ. 'Old Aunt Jemima' sau này được biểu diễn bởi những người đàn ông mang mặt nạ da đen. Một trong những người đàn ông miêu tả Dì Jemima như một vú em da đen nô lệ ở Đồn điền miền Nam.
Lời bài hát nói về lời hứa tự do nhưng vẫn mãi bị trói buộc vào kiếp nô lệ. 'Bà chủ của tôi hứa hẹn rằng… Khi nào bà ra đi, bà sẽ để tôi được tự do… Nhưng bà vẫn sống hoài dù tóc bà rụng không còn một sợi… Bà thề rằng bà sẽ chẳng bao giờ chết cả…'
Trong khi ca từ phản ánh rõ ràng sự thật lúc bấy giờ, thì Dì Jemima lại không thế. Có một sự khác biệt to lớn giữa vai trò của vú em và vai trò của nữ nô lệ thực sự cáng đáng việc nhà cửa. Thực tế, có rất nhiều cuộc tranh luận rằng vú em nô lệ đã trở thành khuôn mẫu hoàn toàn không có thật. Một blogger nổi tiếng ở New York Julian Abagond đã viết thế này:
'The Mammy vẽ ra hình ảnh những nữ nô lệ lúc nào cũng béo phì, trung tuổi, da đen sạm, không có hoài bão… vui vẻ khi phục vụ người da trắng, luôn mỉm cười… Sự thật xấu xí là họ rất gầy… tuổi còn trẻ… nước da sáng, con gái bị hiếp dâm, bị ham muốn bởi những người đàn ông da trắng, từng bị hiếp dâm trước đó, hoàn toàn không có quyền lực, cực kì bất hạnh…'
Hình mẫu ‘The Mammy’ được tạo ra bởi một công dân miền Nam da trắng nhằm chuộc lại mối quan hệ giữa phụ nữ da đen và đàn ông da trắng trong chế độ nô lệ. Các chủ nô thường bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục nữ nô lệ của họ. Cuốn sách của Catherine Clinton, The Plantation Mistress: Woman’s World in the Old South ghi rằng: 'Những người vú em da đen được gán cho hình ảnh không mấy thu hút để những người đàn ông da trắng thấy hứng thú hơn với vợ của mình, từ đó làm ‘bằng chứng’ cho việc đàn ông da trắng không tìm được những cơn hứng tình nơi những người phụ nữ da đen.
Bánh kếp Dì Jemima xuất hiện vào năm 1889 khi hai nhà đầu cơ Chris Rutt cùng Charles Underwood mua một chiếc cối xay bột, Họ cùng nhau phát triển ý tưởng về một loại bột self- rising flour mà chỉ cần có nước. Ban đầu nó được gọi là ‘Self-Rising Pancake Flour’. Rutt quyết định lấy cách gọi này kết hợp với hình ảnh Dì Jemima để quảng bá cho công thức pancake mới của ông ấy. Tuy nhiên, Rutt và Underwood đã không thành công và đến năm 1890 họ bán lại doanh nghiệp của mình cho Công ty xay xát Davis. Công ty xay xát Davis phát triển một kế hoạch quảng cáo, họ dùng một người bằng xương bằng thịt để minh họa cho hình ảnh Dì Jemima. Người phụ nữ được chọn là Nancy Green.
Nancy Green được sinh ra trong thân phận nô lệ ở Kentucky năm 1834
Vào năm 1863 Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ đã đem đến tự do cho rất nhiều người da đen, rồi bà Green thì chuyển đến Chicago sau cuộc Nội chiến. Walkers đã đưa Green đến Công ty xay xát Davis cho buổi thử giọng vai Dì Jemima. Lúc đó bà 56 tuổi. Nancy Green ra mắt công chúng dưới cái tên Dì Jemima vào năm 1893 tại một World’s Exposition ở Chicago. Công ty xay xát Davis đã xây dựng thùng bột lớn nhất thế giới để nắm bắt sự chú ý của mọi người. Họ đưa Nancy Green lên màn hình (giống như bột mì vậy) và giao cho bà một vai diễn. Bà ăn mặc như Dì Jemima, hát ca, làm bánh kếp, kể những chuyện tình được lãng mạn hóa ở miền Tây cũ- một nơi hạnh phúc cho cả dân da trắng lẫn da đen, những câu chuyện giờ đây chỉ được gợi về qua hồi ức, hoặc bằng các mua công thức làm bánh của Dì Jemima.
Bà Green đã tạo nên thành công vang dội. Quầy hàng của bà hút khách tới nỗi cần yêu cầu lực lượng cảnh sát đặc biệt kiểm soát dòng người mua hàng. Công ty nhận tới hơn 50.000 đơn hàng, và các vị cấp trên công bằng đã trao cho Green một huy chương và giấy chứng nhận cho màn biểu hiện xuất sắc của bà.Sau màn Exposition, Green kí hợp đồng trọn đời với quý công ty và đi du lịch khắp đất nước để thực hiện chương trình quảng bá. Tính đến năm 1910, hơn 120 triệu bữa sáng của Dì Jemima đã được đem ra phục vụ, gần tương đương dân số nước Mĩ thời điểm bấy giờ, Green trong vai Dì Jemima đã quá đỗi thành công tới nỗi công ty đã đổi tên thành ‘Công ty xay xát Dì Jemima’.
Chiến lược quảng cáo của Công ty xay xát Davis quả thực rất thông minh, Họ mang tới cho khách hàng thứ những vị khách khao khát mà chẳng thể nào sở hữu nổi: một ‘vú em da đen đời thực’. Cùng với hỗn hợp bánh kếp, những cuốn sách quảng cáo nhỏ được bán ra, kể về câu chuyện cuộc đời của dì Jemima. Theo như nội dung cuốn sách, Dì là một nô lệ của Colonel Higbee, người sở hữu đồn điền nổi danh khắp miền Nam bởi độ ngon tuyệt của món bánh kếp. Sau chiến tranh tiếng tăm của món bánh kếp này đã bay đến Công ty xay xát Davis, quý công ty đã trả vàng cho Dì Jemima để được chia sẻ công thức bí mật. Đó là kiểu câu chuyện hay ho mà mọi người luôn muốn nghe kể. Và với cuốn sách nhỏ cùng công thức bánh kếp lừng danh kia, đám đông đã được thỏa mãn.
Công thức bánh kếp ‘bí mật’ của Dì Jemima chẳng có gì hơn là bột lúa mì, bột ngô, vôi photphat thêm chút muối. Nhưng điều đó đâu có quan trọng. Công ty Davis nào bán bánh kếp, họ bán niềm yêu thích với vú em da đen kia. Công thức duy nhất quan trọng ở đây là Dì Jemima.
Câu chuyện của Dì Jemima đã hình thành nên một khuôn mẫu quảng cáo cho hàng thập kỉ sau. Davies thuê ngài James Webb Young để sáng tạo nội dung quảng cáo làm nổi bật hình ảnh Dì Jemima. Ông Young hợp tác với N. C. Wyeth- một họa sĩ và nhà minh họa nổi tiếng. Biển quảng cáo được hiển thị với hình ảnh của Nancy Green, chú thích rằng, 'Tôi là người trong thị trấn, tình yêu à.' Màn quảng cáo đã trở nên phổ biến vào năm 1910 nhưng đến thập niên 1920 và 1930, nó mới thực sự đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng.
Các trang quảng cáo có màu xuất hiện thường xuyên trên tạp chí Ladies’ Home Journal, Good Housekeeping và The Saturday Evening Post cùng vô số câu chuyện thêu dệt về sự thư thái xa hoa nơi các đồn điền miền Nam nước Mĩ. Hỗn hợp bánh kếp Dì Jemima, một sản phẩm tiết kiệm của người dân lao động, được bán trên thị trường trong cùng thời gian và địa điểm một số phụ nữ da trắng người Mỹ vẫn sở hữu vũ khí tiết kiệm lao động tối thượng: một nô lệ da đen. Một dòng trích trong quảng cáo năm 1927 nói: ‘Làm bánh kếp với Bột làm bánh Dì Jemima, và gia đình bạn sẽ hỏi làm thế nào bạn có được vị đầu bếp người miền Nam khéo tay đến thế.’ Nói cách khác là, ‘ Gia đình bạn sẽ hỏi làm thế nào bạn mua được nô lệ da đen khéo tay đến thế’. Chế độ nô lệ, và hơn nữa, sự thích thú về việc sở hữu nô lệ, vẫn là điểm thu hút chính của thương hiệu Dì Jemima.
Không ai có khả năng đóng hình ảnh Dì Jemima 10 năm sau cái chết của bà Nancy Green vào năm 1923. Một năm sau đó Công ty Công ty Quaker Oats (đã mua lại công ty Davis vào năm 1926) thuê Anna Robinson đóng vai dì Jemima tại Hội chợ Thế giới Chicago. Với cân nặng 350 pounds, Anna nặng kí hơn bà Green rất nhiều và nước da thì tối màu hơn. Công ty Quaker Oats yêu thích vẻ bề ngoài của bà Robinson, họ gửi bà đến New York để tạo hình. Một chiến dịch toàn phần đã được thiết kế giữa Robinson và Dì Jemima cùng mối liên hệ của bà với những người nổi tiếng. Bà Robinson có ngoại hình đặc biệt, được đi chụp ở những nơi hoa lệ bậc nhất, diễn cảnh làm bánh kếp cho giới quý tộc Hollywood, cho nhân viên đài phát thanh, cho cả những ngôi sao Broadway. Những bài quảng cáo bắt nguồn từ những buổi chụp ảnh đó ‘được xếp hạng trong số những tài liệu được tìm đọc nhiều nhất trong thời đại của họ'
Quả thực, trong tất cả những người nổi tiếng từng chụp hình với bà Robinson, chưa một ai có danh tiếng vượt trội hơn người phụ nữ đóng vai Dì Jemima này. Thế nhưng trớ trêu thay, cách bà nổi tiếng không giống những đồng nghiệp của mình, mà nổi tiếng vì vai diễn dì Jemima- nô lệ của họ.
Có những tấm ảnh chụp hình Robinson đứng giữa những người nổi tiếng đã đem lại cho thương hiệu Dì Jemima lượng doanh thu khổng lồ hơn bao giờ hết. Ai cũng muốn những thứ người nổi tiếng sở hữu: bộ đầm thiết kế, chiếc xe hạng sang, và cả biểu tượng địa vị xã hội tối thượng: vú em nô lệ da đen.
Đọc đầy đủ bài viết tại https://blackexcellence.com/aunt-jemima-never-pancakes/