“Con hãy nhìn xem, có cả một thế giới khác đang ở trên kia, những thứ chúng ta có thể nhìn thấy nhưng không hiểu được! “- người đưa thư nói với con trai ở cuối phim Loving Vincent.
Trời cho Vangogh tài năng tuyệt vời, và Trời cũng lấy đi không ít thứ của ông, đinh ninh rằng những thứ đó sẽ giúp ngưòi đời bớt ghanh ghét ông hơn ?
Ở đời, làm người đã khó, đã khổ. Làm họa sĩ còn khó hơn, khổ hơn.
Trời cho tài năng, cho cảm xúc thì mấy ai hiểu lúc đương thời ? còn bị coi như những kẻ điên, những kẻ có vấn đề tâm thần hoặc bị ghanh ghét, đố kỵ … Chết rồi người ta mới ca ngợi, tranh bán hàng triệu đô thì người khác hưởng ! Lúc sống thì cô đơn kinh luôn.
Câu chuyện của Vangogh khiến mình nhớ tới vị vua trẻ ở lâu đài Neuschwanstein. Đó là một lâu đài nguy nga sừng sững trên núi vùng Bavaria. Vị vua chết trẻ khi lâu đài chưa hoàn thành. Thời đó sử sách nói vị vua bị điên, bị tâm thần, đã nhảy hồ tự tử … Ngày nay thì người ta nhìn nhận khách quan hơn rằng vị vua trẻ có thể bị trầm cảm do áp lực về quyền lực và các xung đột tư tưởng … Thời đó người ta còn chưa biết đến bệnh trầm cảm, nên tất cả bị dồn vào một thứ : bị điên !
Đây cũng từng là bi kịch của nhiều tài năng trong lịch sử: của Camille Claudel (người tình Rodin), của Théo em trai Vangogh, của Gauguin, của Goya, của Munch … vv…
Cái chết của Vincent đến giờ vẫn là câu hỏi to tướng: nếu Vangogh tự tử thì khẩu súng sao không tìm thấy ??? những con quạ đen trong bức tranh cuối cùng của Vangogh đã có thể nhìn thấy điều gì đó, nhưng chúng đã không thể nói !!!
Cơm áo không đùa với khách thơ, và trái tim mẫn cảm của một nghệ sĩ cũng khó sống được với những trò đùa ác, sự ngu dốt của con người …
« Những ánh sao kia luôn làm anh mơ ước “- Vangogh viết trong lá thư cuối cùng gửi em trai Théo. “Có thể chúng ta chết để vươn tới một vì sao ở đó “.
Nỗi buồn là mãi mãi ! – Vincent nói lời cuối cùng trước khi nhắm mắt trong căn phòng màu xanh ở Arles, miền nam nước Pháp khi mới 37 tuổi.
Bộ phim Loving Vincent (bản tiếng Việt dịch là Vincent thuơng mến) được vẽ tay bởi nhóm hơn 100 họa sĩ Balan, theo phong cách của Vangogh. Kể câu chuyện bằng ngôn ngữ của Vangogh, như một lời tri ân
Hình kèm bài:
1. Đêm đầy sao trên sông Rhone – Vincent Vangogh (1888)
2. Nhóm họa sĩ vẽ bộ phim Loving Vincent (2017)