Những người nghệ sĩ luôn cảm nhận theo một cách nhất định – họ tạo ra cảm xúc dùng trong công việc của mình. Một biên đạo múa làm một điệu nhảy về việc rời bỏ những mối quan hệ không lành mạnh nói rằng: “ Tôi đã có trải nghiệm khá tệ, luôn tự vấn về bản thân và khả năng của mình khi đang trong mối quan hệ không lành mạnh. Tôi dùng những cảm xúc này và cách tôi cảm nhận những khoảnh khắc lúc đó và cố gắng biến đổi vào mỗi chuyển động trong bước nhảy để thấy được những rắc rối bên trong theo một cách rõ ràng nhất. Để mọi người có thể liên tưởng, gắn kết câu chuyện cũng như ý nghĩa của chính mình vào điệu nhảy.
Nghệ sĩ cũng mô tả sự hiểu biết về bản chất thường phức tạp của cảm xúc. Một nhạc trưởng làm việc với vở kịch The Marriage of Figaro kể lại: “Để diễn giải một tác phẩm tuyệt vời cần có sự vĩ đại. Tôi đã chắc chắn mình có thể dẫn dắt công ty nhưng tôi cũng sợ mình không thể truyền đạt câu chuyện này cho công chúng nước Mĩ. Tôi vừa hồi hộp vừa xen kẽ sợ hãi và hồi hộp, ngạc nhiên trước quá trình và nghệ thuật mà chúng tôi sáng tạo nhưng cũng phải gánh chịu những gánh nặng của công ty.
Bản thân công việc sáng tạo có thể là một phương tiện ảnh hưởng và thay đổi cảm xúc của một người. Một hoạ sĩ làm việc với những tác phẩm nhỏ thường ngày kể lại: “ Khi tôi cống hiến hết mình cho quá trình này nỗi sợ hãi và lo lắng của tôi giảm bớt. Tôi bắt đầu nhận thức hơn và bình tĩnh hơn, cởi mở hơn với niềm vui, dễ tiếp xúc với niềm vui.
Tuy nhiên, cảm xúc cũng cần điều tiết để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Theo lời kể của một nhà điêu khắc khi sơn những chiếc mặt nạ đất sét, trước khi làm mới lại những cảm xúc ban đầu, tôi phải tạo “một nơi” mà cảm xúc có thể khơi gợi mà không có sự can thiệp của cảm xúc bị dao động hiện tại- để làm được điều này tôi thiền định một thời gian ngắn và tạo môi trường xung quanh mình. Sau đó tôi tạo bầu không khí trong tâm trí trống rỗng với mình bằng âm nhạc hoặc bằng cách cảm nhận công việc và đắm mình trong từng inch cảm xúc.
Nhưng các nghệ sĩ không phải là những người duy nhất mà công việc của họ được hưởng lợi từ trí tuệ cảm xúc. Jing Zhou và Jennifer George, những người nghiên cứu sự sáng tạo và đổi mới tại nơi làm việc, mô tả cách trí tuệ cảm xúc của các nhà lãnh đạo tổ chức có thể ảnh hưởng đến nhân viên của họ trong tất cả các giai đoạn của quá trình sáng tạo.
Các nhà lãnh đạo có thể nhận biết trí thông minh cảm xúc khi nhân viên không hài lòng và có thể trao quyền và hỗ trợ họ để biến sự không hài lòng thành những cải tiến trong công việc. Họ có thể nhận biết cảm xúc mà nhân viên trải qua khi thu thập thông tin, tổng hợp và đánh giá các ý tưởng. Hơn nữa, họ có thể giúp nhân viên quản lý những cảm xúc này để đạt được kết quả tốt nhất.
Trong khi các nhà lãnh đạo cần giúp nhân viên đối phó với những cảm xúc khó chịu, như làm việc vượt qua những khó chịu và thất vọng, họ cũng cần giúp nhân viên quản lý những cảm xúc dễ chịu trong mục tiêu sáng tạo.
Ví dụ, các nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên nhận ra việc hài lòng với những ý tưởng ban đầu sẽ khiến họ sớm đưa ra các giải pháp.
Cuối cùng, các nhà lãnh đạo thông minh về mặt cảm xúc có thể giúp nhân viên kiên trì vượt qua các thử thách và giành được sự ủng hộ đối với các sản phẩm, ngay cả khi đối mặt với những lời chỉ trích.
Vì vậy, để sáng tạo đừng bỏ qua cảm xúc của bạn mà hãy nghĩ về chúng và cùng với chúng. Sử dụng trí tuệ cảm xúc sẽ thu hút sự chú ý của bạn đến những trải nghiệm có thể trở thành nguồn ý tưởng và giúp bạn duy trì niềm đam mê và sự bền bỉ để hiện thực hóa ý tưởng thành những buổi biểu diễn hoặc sản phẩm.