– Để làm nổi bật tính cách người miền Trung nói riêng và miền Bắc nói chung, mình sẽ…

Để làm nổi bật tính cách người miền Trung

– Để làm nổi bật tính cách người miền Trung nói riêng và miền Bắc nói chung, mình sẽ lấy văn hóa LÀNG BẮC BỘ so sánh với LÀNG NAM BỘ.
+ Làng bắc bộ:
Bắc bộ là vùng đất rừng núi chiếm phần lớn diện tích, có ranh giới với Trung Quốc nên trong phần lớn lịch sử đều chịu nạn Bắc xâm, địa hình và tính chính trị buộc họ phải sống gom lại thành từng làng để tự bảo vệ, đoàn kết chống giặc và thuận lợi cho việc tập trung người, lương thảo, meeting…
Do tính cố kết cộng đồng theo mô hình làng với lũy tre bao bọc làm thành lũy, một con đường làng dẫn ra và ngoài cùng là đồng ruộng nên từ đây, những mặt trái phải của cuộc sống sinh hoạt phát sinh ra vô số đụng chạm trong sinh hoạt. Đất đai không màu mỡ, thực phẩm từ tự nhiên nghèo nàn thêm vào đó là thiên tai hạn hán, lũ lụt, đông lạnh… và thuế má, phu phen lính tráng, dường như không làm họ dư giả mấy. Những tranh chấp thường ngày giữa những người trong làng như mất đồ, gà, chó… sẽ mặc định nghi ngờ gia đình gần nhà, xâm lấn đất vườn, chặn đường chặn ngõ, chặt cây nhà bên nếu đổ qua nhà mình, khi có gì ngon hay lộc đâu tới thì thường ít chia sẻ, trai làng bên không được qua làng mình tán gái…
Có câu “Luật vua thua lệ làng” bởi lẽ vua thì xa, luật vua khó mà đến được ngóc ngách cuộc sống, trong làng các trưởng làng và người già đặt các điều lệ để thưởng phạt chế định khi có việc cần dùng tới, nổi tiếng như “cạo đầu bôi vôi”,”bỏ rọ heo thả trôi sông”,”phạt vạ”… tính quan liêu, quan quyền phát sinh một phần từ đó khi ai cũng muốn làm quan để oai, đi có kiệu đứng có lọng, để được quyền thưởng phạt, họ hàng vinh hiển và đặc biệt là không “đói”.
+ LÀNG NAM BỘ:
Gần như tương phản với Bắc Bộ, Nam bộ là vùng đất mới được dung dưỡng bởi phù sa sông nước, đồi núi rất hiếm, cây ăn trái, lúa nước và sản phẩm tự nhiên dồi dào nên trong lịch sử, Nam Bộ chưa từng bị nạn đói nào. Làng Nam Bộ hình thành dàn trải, không tập trung, mỗi gia đình một cánh đồng mênh mông, đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên khó khăn trong việc tụ họp, chỉ có dịp chợ hay đám mới gặp nhau trọn vẹn, ngày thường ít khi nghe tiếng hàng xóm nên khao khát gặp gỡ, bởi thế mà chuyện trộm vặt ít khi xảy ra, thay vào đó là họ hay biếu quà nhà và hễ có người đến chơi thì thường “đãi sạch ruột”.
Nam Bộ là nơi hòa hợp của nhiều tộc dân, Chăm, Khome, Hoa… nên tính cách rộng rãi, đồng cảm với dân tứ xứ bởi bản thân họ cũng là di dân, tị nạn…
Chế lệ trong làng Nam Bộ không có gì nặng nề, tự làm tự ăn, Chúng ta hay xem phim Nam Bộ thấy cảnh ông bà Hội Đồng xưa gian ác, thực sự rất hiếm những người như vậy trong thực tế, do thời thế và nhu cầu chính trị nên những người thân Pháp bị tuyên truyền là chống dân… bởi Hội Đồng cũng từ những người nông dân quanh năm tay lấm, qua tích lũy mà nên, rồi họ cho mướn đất mướn ruộng lấy chút thóc làm lãi. Cũng bởi lẽ luật lệ họ không hà khắc nên mới ít nội loạn, đói khát, tính quan quyền thấp…
+ Tính tích lũy và bạo lực:
Do thường xuyên phải đối mặt với ngoại xâm và thiên tai nên sự rủi ro bất ngờ là điều ăn sâu vào tiềm thức người Bắc bộ, họ sợ ngoại bang, luôn tiết kiệm và chịu khó. Từ khi chúa Nguyễn mở về phía Nam, hình thành nên sự phân tranh Trịnh-Nguyễn, thuế má dân Bắc bộ tương đối nặng nề vì đóng cho triều đình, đến thời Tây Sơn nổi dậy thì càng nặng hơn, nhất là việc đi lính, khiến cho lực lượng lao động chính thiếu hụt…
Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất và trở lại Kinh đô Phú Xuân tái thiết đât nước, nguồn cung ứng đều lấy chủ yếu từ Vùng Miền Trung bởi vì lúc bấy giờ giao thông chưa mạnh, chủ yếu đi đường biển nhưng tàu thuyền thời Nguyễn để vận chuyện từ Nam bộ đến kinh thành mất hàng tháng trời, không đáp ứng kịp thời nhu cầu,hơn nữa quãng đường xa thường đối mặt với cướp biển và thủy lưu, gió, sóng… Mật độ quan lại tập trung miền trung và bắc cao.
=> Bài viết này là tư duy lại tính cách từ nguồn gốc văn hóa và biến cố lịch sử dựa trên nhiều nguồn tư liệu nên không có số liệu tỉ mỉ, chỉ để tham khảo, mong các bạn hiểu tại sao có sự khác nhau trong tính cách của người dân các vùng miền, hy vọng các bạn hiểu được do đâu người Trung – Bắc bộ lại có tính cách như vậy, để có cái nhìn hàn lâm hơn trong cư xử, và những bạn người Trung – Bắc bộ (bao gồm tôi), cần hiểu rằng, chúng ta không thay đổi được nơi mình sinh ra nhưng có thể thay đổi tư duy của mình và tính cách của mình bằng học thức và con đường, như 500 năm trước, Nguyễn Hoàng đã chọn Nam Tiến là con đường dung thân, tránh sự tranh giành nội bộ và tồn tại được 9 đời chúa, 13 đời vua.
“Cam đất Việt ngọt nhưng đưa qua Ngô trồng thì chua, ấy là do thổ nhưỡng chứ đâu do giống”.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *