Để không hiểu sai điều đối phương muốn nói: Từ điển về cảm xúc

Con người thật phức tạp: Chúng ta luôn luôn che giấu cảm xúc thật sự của mình

Lắng nghe người yêu là kỹ năng tối quan trọng trong việc hẹn hò. Nhưng ta cũng cần trang bị một tài năng khác có liên quan mà ít ai nhận ra: đôi lúc không nghe những lời nói mà khéo léo tưởng tượng ý muốn thật sự của người nói là gì – vì hai thứ này có thể khác nhau. Mặc dù tin vào lời nói của người yêu đúng là biểu hiện tối cao của tôn trọng, thì trong tình yêu, việc đào sâu để đi tìm ý nghĩa của lời nói là cách tử tế hơn rất nhiều và giúp thấu hiểu họ hơn, để tìm thấy cảm xúc chân thực nhưng rụt rè, tự ti hay do dự ẩn trong lời nói.

Chúng ta thường giỏi phiên dịch khi học ngoại ngữ. Rõ ràng khi đó ta phải cố gắng giải nghĩa những từ ngữ mới và khó hiểu. Vì thế, từ điển song ngữ và từ điển điện tử đã trở thành công cũ đắc lực cho ta. Nhưng trong tình yêu, ta tự dưng có thói quen tin rằng mình và người yêu đang cùng nói một ngôn ngữ dù trong nhiều tình huống quan trọng, cách họ dùng từ hoàn toàn khác biệt với cách của ta.

Khi ở bên người yêu, hãy tập hiểu họ như học một ngoại ngữ. Bởi nhiều khi họ nói một chuyện nhưng lại nghĩ một chuyện, lúc ấy ta cần một cuốn từ điển có thể giúp phiên dịch cảm xúc của họ.

Các mục trong từ điển cảm xúc:

1. Hẳn là mọi việc đều tốt đẹp

Việc tự thú nhận với người khác rằng họ có khả năng khiến ta yếu đuối và tổn thương là sự xỉ nhục vô cùng. Yêu ai đó đồng nghĩa với việc trở nên mạnh mẽ hơn đồng thời lại yếu đuổi hơn; đặt mình trong lòng thương của người yêu, ta ngày càng dựa dẫm vào những hành động tử tế, dịu dàng và che chở của họ. Khi họ không quan tâm đến ta, ta có thể chọn giấu đi điểm yếu này. Ta chọn nói rằng chẳng có chuyện gì bất ổn cả không phải vì thật sự nghĩ vậy, mà vì để lộ tổn thương sẽ thậm chí càng khiến ta càng thêm yếu đuối và lệ thuộc – những xúc cảm không thể chấp nhận được. Tuyên bố “Tôi ổn” là nỗ lực khẳng định sự cứng rắn và mạnh mẽ đã bị tình yêu bào mòn.

2. Lãnh đạm

Cần rất nhiều tự tin mới có thể than phiền về người yêu, tự tin rằng ta sẽ không bị cười chê, sẽ được lắng nghe, vết thương được chữa lành. Nhưng khi ta không tin tưởng người khác, khi cảm nhận của ta đã bị xúc phạm, sẽ thoải mái hơn nhiều nếu giả vờ không quan tâm, vờ lãnh đạm, không hề bận tâm. Thế nhưng chúng ta luôn tha thiết có người đủ cảm thông để nhìn thấu vẻ ngoài lãnh cảm của mình. Ta luôn cần một người hiểu có chuyện gì đang xảy ra với ta – mà ta không cần nói ra. Đây sẽ là dấu hiệu để quyết định liệu một người có đủ đáng tin để ta yêu hay không?

3. Nhục mạ

Hiển nhiên chuyện không hề đơn giản như vậy. Đầu tiên, chẳng có ai nói điều này với những người họ không yêu. Cần có sự an toàn và thoải mái khi ở bên cạnh một người trước khi ta dám mắng nhiếc họ. Thứ hai, cơn thịnh nộ này là không chỉ là bằng chứng của thất vọng đơn thuần mà còn là kỳ vọng lớn lao. Ta không mắng bạn bè hay đồng nghiệp không phải vì phép lịch sự mà là vì không quá quan tâm đến họ, không hề mong đợi quá nhiều từ họ, nên không mấy tức giận khi họ khiến ta thất vọng. Chỉ khi kỳ vọng quá nhiều ta mới trở nên tức giận không thể kiếm soát. Vì vậy, câu nói giận dữ này là một phần thưởng kỳ lạ trong tình yêu.

4. Hung hăng bị động

Ta gần như không thể kiểm soát người mình yêu. Có rất nhiều thứ ta muốn họ làm, nhưng phiền một nỗi ta lại không thể điều khiển họ như một con rối. Cho nên ta thường lặng lẽ yêu cầu mà không đòi hỏi, ám chỉ mà không nói thẳng. Không phải vì ta muốn giấu diếm mà ta đã chạm giới hạn những gì có thể kiểm soát. Thái độ hung hăng bị động là hậu quả của những kỳ vọng độc tài bị ngăn cản bởi thực tế tầm thường trong việc hẹn hò. Người nghe khó có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ cảm thấy bị kiểm soát, nặng nề, tội lỗi và một chút buồn. Người nói đủ khôn khéo để không lộ ra ý thích kiểm soát của mình. Bề ngoài, câu này dường như cho phép đối phương được lựa chọn. Nhưng trong thực tế, đây là bằng chứng buộn họ phải làm một việc dù thậm chí không được thẳng thắn yêu cầu phải làm.

5. Buộc tội

Khi hạnh phúc trong tình yêu, ta có cảm giác mọi điều tuyệt vời và đẹp đẽ trong đời mình đều nhờ tình yêu mà có. Họ trở thành nhân vật trung tâm trong cuộc sống của ta. Nhưng đặc ân này đi kèm với một tác dụng phụ khó chịu: khi có vấn đề, dễ dàng suy ra mọi điều tồi tệ cũng là lỗi của người yêu. Do họ mà ta mất chìa khóa, quên tài liệu, làm việc không tập trung, bị đau đầu,… Khi trách móc người yêu vì những sự cố không liên quan đến họ, chúng ta đang phủ lên họ một niềm tin đẹp đẽ, lãng mạn nhưng nguy hiểm và bất công – giống như niềm tin của trẻ con với cha mẹ: nghĩ rằng cha mẹ là người kiểm soát thế giới của mình. Ở một mức độ nào đó, người yêu của ta biết cách đô dành đứa trẻ lo lắng bên trong chúng ta – đây là lý do ta yêu họ. Nhưng câu nói này đồng nghĩa rằng chúng ta đang phần nào cố chấp trong việc tin tưởng họ thái quá và buộc họ chịu trách nhiệm với những vấn đề ta gặp phải, nghĩ rằng họ kiểm soát cuộc sống của ta nhiều hơn thực tế.

6. Khi cơ thể kêu cứu

Đôi khi, không hề có ý muốn thiếu tôn trọng, chúng ta phải phớt lờ lời nói để tập trung nghĩ về vấn đề của cơ thể. Người ta yêu có thể phải dậy từ 4h sáng, bữa trưa chỉ ăn một thanh kẹo, đang bị cảm. Vì thế, họ đang cần một bữa ăn nóng, một bồn tắm ấm áp hay cần được ngủ sớm. Lúc này, việc không tin vào những suy đoán và yêu cầu trò chuyện về cuộc sống vô nghĩa của họ không có ý xúc phạm. Đôi lúc, biết được giới hạn mong manh của lý trí lại là việc khôn ngoan.

7. Ra lệnh

Nghe có vẻ độc tài. Sau yêu cầu dọn dẹp có thể là đổ rác, kiểm tra tủ lạnh xem còn thiếu đồ gì ăn không và có mặt ở nhà trước 7h tôi. Thái độ kẻ cả này thoạt nghe giống như vô tình – nhưng khát khao kiểm soát mọi việc thường là dấu hiệu của nỗi sợ mất người yêu về mặt cảm xúc. Một người thường sẽ trở nên thích kiểm soát khi cảm thấy bất lực. Đằng sau vẻ nghiêm khắc là mong muốn gần gũi. Thông điệp thật ra chẳng hề liên quan đến việc dọn dẹp, mà là việc họ cảm thấy ở người yêu thiếu sự tin tưởng, đóng góp và phải viện đến việc kiểm soát để có được một chút quyền điều khiển điều họ thật sự muốn: kiểm soát được cảm xúc của người yêu. Việc này sẽ dừng lại ngay khi họ cảm thấy an lòng trong tình yêu.

8. Đa cảm

Trong tâm trí hầu hết mọi người, tình yêu thường đẹp đẽ, dịu dàng hay chua chát hơn những gì họ nói ra. Nhưng có đôi lúc lời nói ngọt ngào ẩn chưa sự thật đen tối. Như Marcel Proust từng viết: “Trong tình yêu, người ít tình cảm hơn sẽ nói chuyện dịu dàng hơn.” Người yêu có thể đánh lừa chúng ta và chính bản thân họ trong tình cảm, phóng đại tất cả những điều tốt đẹp, thuần khiết và giản đơn. Để hiểu những từ này, hãy thật thận trọng. Có lẽ ta đang không trung thực với nhau, ta đã tạo ra thói quen từ chối tin xấu và những cảm xúc tự ti, mập mờ. Cũng có thể, khi cởi mở và bình thàn hơn, chúng ta có thể đối mặt với những phần xấu xí trong con người nhau. Nhưng khi đã thông đồng một cách nguy hiểm là tảng lờ đi những vấn đề, ta vô tình làm tăng nguy cơ đổ vỡ trong tình yêu.

Chúng ta cần quan tâm tới vấn đề phiên dịch cảm xúc một cách nghiêm túc và bình tĩnh như đang học một ngôn ngữ mới. Ta nên giả định việc hẹn hò với một người cũng giống như chuyển nhà tới một đất nước xa lạ nên cần phải học ngoại ngữ của nước đó.

Trong tương lai, có lẽ ta sẽ cài vào tai mình một cái máy phiên dịch cảm xúc của người khác ngay tức thì. Lúc đó ta sẽ nghe được không chỉ từ ngữ mà cả những gì họ thật lòng muốn nói. Điều lý tưởng sẽ là họ cũng đeo cái máy tương tự, vì thấu hiểu là thách thức đến từ cả hai phía.

Cho đến lúc đó, chúng ta chỉ biết dựa vào bản tính cảnh giác. Khi nhận ra mình sắp nói một điều khó hiểu, hãy nhớ rằng người khác có thể hiểu sai ý muốn thật sự của ta. Hãy nhớ họ cần phiên dịch để hiểu suy nghĩ, bận tâm và cảm xúc của ta. Cùng lúc, ta cũng phải cố gắng giải mã thông điệp mình nhận được, và chấp nhận nó như một phần của nỗ lực yêu thương, chứ không chỉ nghe những câu chữ đơn thuần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *