Hơi cá nhân nhiều tí,
Nhắc tới thời trang – hẳn nhiều người sẽ nhớ tới những runway lộng lẫy, những look trong fashionweek tại các kinh đô thời trang thế giới như New York, Paris, London và Milan. Những bài viết có cánh từ truyền thông về các fashion designers, những bộ outfits trên thảm đỏ, tại các sự kiện – những bìa covers tạp chí đã giúp tạo ra một bề ngoài bóng bẩy và hào nhoáng về thời trang. Fashion trong mắt gen Z thường gắn liền với cụm từ flexing, sự nổi tiếng – giàu có – Rich kid, một tầng lớp thượng lưu. Nhưng đó không phải định nghĩa của “Thời trang”/Fashion mà chỉ là một phần nhỏ trong văn hóa cái quần chiếc áo ở văn minh loài người – chúng ta sẽ gọi là “High-end/Luxury fashion”/ “Thời trang cao cấp”. Thế giới thời trang bao la, rộng lớn – bao gồm nhiều thứ và chẳng có biên giới.
Thời trang là dành cho tất cả mọi người – à không, nói đúng ra – ai cũng có một tuyên ngôn thời trang cá nhân cho riêng mình. Không phân biệt giới tính, tuổi tác – mỗi phân khúc sẽ có một dạng thời trang riêng. Ngôn ngữ thời trang sẽ được thể hiện qua chất liệu, màu sắc, thương hiệu bạn chọn – cách bạn phối đồ để tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng “Tôi là 1 con người như thế đó. Đây là cách tôi thể hiện”. Và nếu là bạn làm được điều đó – đối với cá nhân mình, dù đẹp dù xấu thế nào – cũng mang đầy sự tôn trọng và nể phục cá nhân với các bạn.
Tại sao mình lại nói điều này trước – vì ngày xưa mình cũng đã từng là nói về các collection thời trang, những fashion designer khét tiếng. Nhưng mình nhận ra rằng, nó cũng chỉ nằm ở những người đã biết về thế giới thời trang này – còn những người khác thì sao, hẳn họ cũng không biết. Muốn người ta mặc đẹp, chăm chút hơn thời trang thì họ phải biết, phải hiểu rồi mới yêu được. Đó cũng là lí do mình ngại viết về các nhà thiết kế lớn (Vốn dĩ 2020-2021 cũng không quá nhiều đặc sắc) mà thay vào đó là văn hóa hay các luận điểm để mọi người cùng tranh cãi, bàn luận. Và từ đó, hiểu và yêu thời trang hơn.
Do không hiểu thời trang hay như thế nào cho nên nó dẫn tới một hệ quả tất yếu đối với một nước mà thời trang hiện tại gần như là – mình nói là gần như nhé, du nhập văn hóa nước ngoài. Culture shock – phản vệ văn hóa đã không thiện cảm lắm với De-gendering (Nôm na là Không giới tính) hay dễ hiểu hơn là “Unisex”. De-gendering mạnh hơn unisex ở chỗ “Cá tính mạnh hơn, vượt ngoài khuôn khổ hơn”. Ở Việt Nam hay cả thế giới hiện nay, de-gendering thường được “phát ngôn” bằng những người là nam/male.
Có bao giờ các bạn tự hỏi “Thời đại gì mà nữ giới ăn mặc mạnh mẽ như đàn ông còn đàn ông lại ăn mặc như nữ nhi không?”. Bỏ qua các vụ làm lố để truyền thông như “1 con mèo xã hội” nào đó ( Mình sẽ không xét ở đời thực vì social là social, không đánh giá được 1 con người), 2019-2020-2021 Việt Nam đã cởi mở hơn rất nhiều, xã hội đã mở rộng vòng tay cũng như nhìn nhận khác về “De-gendering Fashion” tại Việt Nam. Các bạn nam đã tự tin mặc những món đồ mà “có vẻ” rằng nó được thiết kế dành cho phái yếu. Thời trang truyền thống tạo nên hai giới cực Nam và Nữ – song song là menswear và womenswear, nhưng đồng thời cũng dạy 1 kiểu lối mòn, nữ nên mặc thế này và nam nên mặc thế này. Mọi thứ đều không có giới hạn và nó sẽ tích cực hơn nếu phát triển đúng cách, từ đó sẽ xóa nhà mọi rào cản về danh phận cũng như giới tính. Thời trang, nghệ thuật hay âm nhạc – đều là như vậy.
Mình luôn tự hỏi trong cộng đồng thời trang đường phố nhỏ bé của mình rằng. Tại sao khi một bạn nữ mặc mạnh mẽ kiểu nam nhân/ Jacket – Cargo pants – Bomber/ thì phản ứng là hoàn toàn ủng hộ là “Cá tính, phong cách, vượt ra khuôn khổ” còn khi một bạn nam mặc kiểu hơi bó cẩn 1 tí, mặc những họa tiết như da beo, sexy thì người ta lại hùa vào “Ôi, bê đê. Ôi, đàn ông không ra đàn ông. Tôi mạnh dạn đoán đây là cú có gai?!”. Chúng ta luôn nói về bình đẳng giới ở thế hệ mới, nhưng có vẻ không công bằng lắm cho những bạn nam ở trên nhỉ.
Thực sự là như vậy.
Thông qua những câu chuyện trên – chúng ta lại nói về “Sự sính ngoại” khi mà những Jaden Smith mặc váy trong bộ sưu tập womenswear của Louis Vuitton hay Harry Styles – biểu tượng của thời trang không giới tính mới, xuất hiện trên Vogue thì người Việt cũng nói y chang những gì mình đang nói. “Chất, đẹp” còn sao lại khó tính với người Việt mặc đúng kiểu như vậy.
Marc Jacobs – một trong những fashion designer cổ thụ, đã từng nói rằng “ Quần áo chẳng là lí nghĩa gì trừ một ai đó sống ở trong đó” hay Yohji Yamamoto cũng đề cập “Tôi không muốn quần áo của tôi chỉ treo trên giá. Tôi muốn người ta kiếm tới tôi khi đang mặc chúng, sải bước trên những con đường và trông họ thật đẹp”. Một khi đã sử dụng thời trang để thể hiện tuyên ngôn của cơ thể, của phong cách và cá tính thì mình nghĩ – nó không có 1 khái niệm gọi là “Giới tính”. Có thể hơi khó khăn để tiếp nhận lúc đầu, nhưng dần dà – bạn sẽ bị hấp dẫn bởi nó. Vì cái hay của De-gendering hay Unisex, đó là 1 sự pha trộn giữa tinh tế của người phụ nữ và vẻ mạnh của 1 người đàn ông.
Còn những kẻ làm lố, tại sao họ không được gọi ở trong đây. Vì thời trang của họ không phải là cá tính của họ, là câu chuyện của họ. Như một cuốn sách in rực rỡ ở trang bìa mà bên trong trống rỗng – họ không có một thông điệp phía sau hay đơn giản là vì để truyền thông, họ phải bắt buộc làm như vậy. Nên cách họ ăn mặc, người xem chẳng cảm nhận được gì.
DE-GENDERING/UNISEX – XU HƯỚNG 2021
Sẽ nói sơ qua về vision của nhiều thương hiệu thời trang trong năm 2021 này. Đó là phá bỏ rào cản về nam/nữ trong các collection của mình. Điều này không phải là mới khi rất lâu rồi, các nhà thiết kế đã làm điều đó. Nhưng giai đoạn gần đây mới bùng nổ lại – thông điệp thì hẳn ai cũng nắm rồi. Nhưng chúng ta hãy nói về mặt kinh doanh/kinh tế trong thời trang.
Vẫn chắc rằng việc xây dựng mens / womens collection là cần thiết nhưng de-gender giúp các nhà tạo mẫu và thương hiệu điều phối được giữa hai dòng này. Nghĩa là dù đồ cho nam nhưng nữ cũng mặc được, đồ cho nữ nam cũng có thể mặc nếu theo cách phối đồ mà thương hiệu đưa ra. Việc làm này sẽ giúp cho khách hàng của thương hiệu có nhiều lựa chọn hơn và “đặc biệt” – các thương hiệu nhắm tới 1 market segment/phân khúc cũng đang phát triển rộng lớn, cộng đồng LGBT.
Unisex thì khá hơn, việc cho nam và nữ những fits, design giống nhau giúp các fashion designer và thương hiệu giảm bớt thời gian đầu tư về chất xám ( Thay vì nghĩ cho nam riêng, nữ riêng thì thôi gộp chung), thời gian và quá trình sản xuất. Một thị trường mà cả nam cả nữ đều mặc được – nghĩa là? Đúng, độ phủ và nhận diện thương hiệu sẽ tràn khắp mặt trận. Ai cũng biết thương hiệu này, ai cũng rõ thương hiệu này. Sự tiết kiệm và chiến lược thông minh hợp lí trong diễn biến dịch vẫn còn hoành hành này là phù hợp nên mình tin 2021 sẽ khá nhiều brands sử dụng điều này.
Tất nhiên, để nói vấn đề này rất dài và cần độ sâu trong bài viết nên bài này khá nông và mình sẽ tiếp tục ở các kì sau. Mong mọi người theo dõi và đón nhận.
Chốt –
Nếu bạn thực sự có cá tính, đừng tự giới hạn bởi một yếu tố nào khác. Think outside the box, stepout of comfort zone.
Nguồn: Trí Minh Lê.