Đâu là sự khác biệt lớn nhất giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây?

A: Dahyun Kim, tốt nghiệp UCLA, sống ở Bắc Kinh.

TL;DR: Trung Quốc coi trọng kết quả hơn so với phương Tây coi trọng quá trình hơn, Trung Quốc mang tính tập thể nhiều hơn trong khi phương Tây mang tính cá nhân hơn. Mỗi xã hội có hệ quả của riêng nó.

_________

Tôi đã sống ở Trung Quốc được 4 năm và trước đó là ở Hoa Kỳ trong 14 năm, tôi nghĩ rằng tôi có thể phần nào trả lời được câu hỏi này.

Và vì tôi không phải là người Trung Quốc cũng như không phải người phương Tây vậy nên mấy bạn cũng có thể chắc rằng tôi sẽ không nói ngọt, cũng như không thiên vị về bên nào hết. Đây chỉ đơn giản là dựa trên quan sát cá nhân của tôi thôi.

Sự khác biệt lớn nhất tôi nghĩ đến khi nói đến 2 nền văn hóa này, ở mức cơ bản nhất chính là độ ưu tiên của họ. Người Trung Quốc thường ưu tiên kết quả hơn trong khi người phương Tây có xu hướng coi trọng quá trình hoặc ý nghĩa của việc làm hơn là kết quả.

NỀN VĂN HÓA TRUNG QUỐC LÀ MỘT NỀN VĂN HÓA COI TRỌNG KẾT QUẢ

Nếu nói thẳng, Trung Quốc coi trọng tiền bạc hơn phương Tây. Một kết quả lý tưởng mà bất kể người Trung Quốc nào cũng theo đuổi chính là ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn. Đúng vậy, tiền bạc là một thứ rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc bởi vì nó giúp đảm bảo được sự bình yên cho gia đình. Người Trung Quốc không có hệ thống an sinh xã hội tốt để có thể trông chờ khi họ gặp vấn đề. Và ký ức về thời kỳ khó khăn vẫn còn in đậm trong tâm trí của các thế hệ lớn tuổi.

Đây là lý do tại sao ở Trung Quốc việc có nhà và có xe là cực kỳ quan trọng, việc này nhằm để thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn có của cải và bạn đã làm ra được số của cải đó. Cách mà bạn làm ra số của cải đó không thật sự quan trọng hoặc đáng để bàn đến miễn rằng bạn vươn lên được đến địa vị đó. Đời là thế, tàn nhẫn và không khoan nhượng. Nền văn hóa Trung Quốc là một nền văn hóa đề cao quyền lực và tiền bạc hơn bất cứ thứ gì khác.

Người Trung Quốc cũng siêng năng và cần cù hơn khi nhắc đến việc kinh doanh. Ở đây (Trung Quốc) có ít quy tắc hoặc các thủ tục hành chính nhùng nhằng hơn vậy nên các doanh nghiệp thường hoàn thành công việc nhanh hơn. Cạnh tranh ơ Trung Quốc rất khốc liệt bởi vì mọi người đều hối hả phát triển bản thân, tăng cường khả năng cạnh tranh và vượt mặt bạn về hiệu suất công việc. Người Trung Quốc rõ là những người thực dụng và luôn hướng đến giải pháp cho các vấn đề.

Vì văn hóa Trung Quốc tập trung nhiều vào kết quả, thế nên họ thường thành công hơn trong cuộc sống. Người Trung Quốc giỏi ở việc “đạt được” thứ gì đó nhất định, chẳng hạn như các loại giấy phép, hạn ngạch, chạy deadline hoặc đáp ứng các yêu cầu, etc.

NỀN VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY LÀ MỘT NỀN VĂN HÓA COI TRỌNG TRẬT TỰ

Trong khi Trung Quốc là một nền văn hóa coi trọng kết quả thì phương Tây lại coi trọng trật tự hơn. Tất nhiên kết quả quan trọng, tuy nhiên thứ quan trọng hơn trong nền văn hóa phương Tây chính là quá trình và nghệ thuật mà bạn sử dụng để có thể đến được cái kết quả đấy.

Đó là lý do tại sao ở phương Tây việc hỏi thu nhập một người nào đó là điều cấm kỵ. Điều quan trọng hơn việc đó chính là người đó làm loại công việc nào để kiếm sống kìa.

Khi kinh doanh, người Trung Quốc sẽ tập trung vào việc giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu suất làm việc trong khi người phương Tây, đặc biệt là người châu Âu sẽ để ý hơn đến việc sản phẩm đó được sản xuất ra như thế nào và nó cung cấp được những kinh nghiệm quý báu gì về việc sản xuất sản phẩm đó.

Để minh họa cho điều này thì lấy đơn cử như mấy cái đồng hồ đi. Mấy cái đồng hồ thạch anh đã được hoàn thiện bởi người Nhật, một nền văn hóa Đông Á tương tự như Trung Quốc. Việc này gần như là một cuộc cách mạng bởi vì mấy cái đồng hồ đó chạy chính xác hơn so với đồng hồ cơ khí. Một ví dụ điển hình cho việc coi trọng kết quả hơn. Một cái đồng hồ được đánh giá là có kết quả tốt là thứ mà cho chúng ta biết giờ giấc chính xác nhất có thể trong khi giữ được chi phí rẻ nhất. Người Nhật đã sản xuất ra thứ đó. Dù vậy, liệu một chiếc Casio G-Schock có thể gợi lên trải nghiệm và cảm xúc giống như một chiếc Rolex hay một chiếc đồng hồ Vacheron Constatin không? Tất nhiên là không. Kể cả khi chúng chạy ít chính xác hơn thì vẫn có thứ gì đó đặc biệt về mấy cái đồng hồ cơ này về việc chúng đã được sản xuất ra sao, lịch sử của chúng thế nào – điều mà Casio không thể nào cạnh tranh lại được.

Nền văn hóa phương Tây thì cảm xúc và trải nghiệm có vị trí quan trọng trong khi chúng thường bị bỏ qua ở các nền văn hóa phương Đông. Người phương Tây thường nói mấy câu chẳng hạn như “Hôm nay bồ thế nào rồi?” “Hôm nay bồ cảm thấy cái blahblah ra sao?”, etc. Mấy câu này khá là hiếm ở Trung Quốc. Người phương Tây thường có mấy câu nói mang cảm giác “nghệ thuật” hoặc “thi ca” hơn như vậy đấy.

Sống ở châu Á, tôi nhận ra là người phương Tây thật sự khác biệt rõ rệt so với người Đông Á. Họ thường có cả tá chuyện lông gà vỏ tỏi để buôn chuyện với nhau khi ở chỗ làm, nói về tin tức hoặc vài vấn đề họ gặp phải trên đường đi làm vào ngày hôm đấy chẳng hạn, mấy thứ “nhỏ nhặt” đó không thực sự là một chủ đề hấp dẫn để buôn chuyện với người Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc thì, họ sẽ đến làm việc đúng giờ, không có thứ gì khác để nói về chuyện đấy.

Vì nền văn hóa phương Tây tập trung vào “như thế nào” hơn nên các xã hội phương Tây thường hoặc mang tính pháp lý cao, hoặc là một xã hội mang tính tôn giáo cao. Ở phương Tây thì công ty phải tuân thủ theo một số lượng nhất định các quy tắc hoặc quy trình. Ví dụ, họ phải tuân thủ các quy định về luật bảo vệ các loại động vật đặc biệt khi sản xuất các mặt hàng từ da thú. Vậy nên nói chung thì chi phí ở phương Tây thường sẽ cao hơn. Đó là lý do tại sao có rất nhiều công ty chuyển dây chuyền sản xuất của họ đến Trung Quốc khi mà các quy định ở Trung Quốc lỏng lẻo hơn ở phương Tây nhiều.

Người phương Tây cũng thường tò mò hơn. Khoa học từ trước đến nay đã có truyền thống là một điểm mạnh của nền văn hóa phương Tây. Và khoa học thì thật sự nói về việc tách biệt sự vật, sự việc ra và học hỏi cách chúng hoạt động, học hỏi quá trình và cơ chế của chúng. Trong khi người phương Tây rất giỏi trong việc khám phá các ý tưởng mới — cứ tạm coi họ như một bộ phận nghiên cứu lý thuyết đi. Thì người Trung Quốc là đám siêu hạng trong việc thương mại hóa mấy cái ý tưởng lý thuyết đó là triển khai chúng trong thực tế.

Để tổng kết lại thì trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay: Phương Tây cung cấp thiết kế, Trung Quốc hiện thực cái đống thiết kế đó. Ví dụ như iPhone hoặc mấy cái tòa nhà cao ốc ở Thượng Hải chẳng hạn.

CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Ý chính lớn thứ hai về sự khác biệt giữa nền văn hóa Trung Quốc và phương Tây đó chính là — nền văn hóa được nhắc đến đầu tiên là một xã hội theo chủ nghĩa tập thể hoặc một xã hội tuân theo quy tắc hơn, trong khi cái kia lại theo chủ nghĩa cá nhân.

Trung Quốc thống nhất và tập trung hơn phương Tây rất nhiều. Người Trung Quốc đã tuân thủ theo những cái quy tắc trong xã hội của họ đến một mức đáng kể, giải thích bởi văn hóa Khổng giáo và chủ nghĩa Cộng sản của họ. Bạn có thể ở một thành phố xa lạ nào đó cách cả ngàn dặm so với thành phố của bạn mà vẫn có thể tìm được một kiểu kiến trúc, các loại cửa hàng, biển báo giao thông, các loại tiện nghi giống nhau y hệt, ect. Điều này cũng có ưu và khuyết điểm của nó. Có thể nó sẽ hơi nhàm chán khi phải thấy cùng một thứ ở khắp nơi mà bạn đến nhưng nó cũng đem lại một mức độ tiện lợi nhất định. Đây là lý do tại sao tôi nghĩ ở Trung Quốc họ có một ý thức quốc gia mạnh mẽ hơn so với phương Tây.

Phương Tây thì thiên về chủ nghĩa cá nhân hơn và điều này phản ánh ngay trong bức tranh địa chính trị của họ. châu Âu là một châu lục phân mảnh. Châu lục này bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ rồi các quốc gia nhỏ đó lại được chia thành nhiều vùng và các thị trấn nhỏ hơn nữa. Và mỗi vùng, mỗi thị trấn này lại có một nền văn hóa riêng biệt, kiểu kiến trúc riêng biệt, phong tục và đôi khi cả ngôn ngữ cũng riêng nữa.

Ví dụ như Scotland đi, Scotland có bản sắc khu vực tách biệt so với Vương quốc Anh và châu Âu. Và Scotland là một quốc gia (trong Vương quốc Anh) chỉ vỏn vẹn có 5 triệu dân. Đa số mấy cái thành phố cỡ vừa ở Trung Quốc đã có dân số lớn hơn cả Scotland rồi. Điều này cũng tương tự với mấy vùng như Wales (Anh), Bắc Ireland (Anh), Cornwall (Anh), Andalucia (Tây Ban Nha), Andalucia (Tây Ban Nha), Catalunya (Tây Ban Nha), Bavaria (Đức), Veneto (Ý), Flanders (Bỉ), etc.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *