Đâu là những mặt tối của nền văn hoá Đức?

Chuyện lái xe? Ngôn ngữ trang trọng? Bộ máy quan liêu? MÓN ĂN??? Thật đấy hả, các vị nghiêm túc đấy à?

Tôi xin lỗi, nhưng các câu trả lời của mọi người ở đây chỉ đưa ra một số đặc điểm ít nhiều gây khó chịu của văn hóa Đức. Một số người còn xem chúng là mặt tích cực. Mặt tối là những gì xấu xa, kinh tởm hoặc có hại một cách rõ ràng. Ngay cả nước Đức cao quý của chúng ta cũng có những mặt tối tăm, hay “những đốm nâu” khủng khiếp đấy.

Bạn đã hỏi về mặt trái của nước Đức, vậy nó đây.

Trước khi tôi nói bất cứ điều gì về nỗi tệ hại này, chúng ta cần đi tìm hiểu về quá khứ đã.

1, Thời kỳ lịch sử

Đã có một quãng thời gian dài, khi Đức bị chia tách thành hai quốc gia riêng biệt. Cả hai phía đã đi theo những định hướng riêng của họ. Sự tách rời này chỉ được kết thúc vào năm 1990. Việc (tái) thống nhất của nước Đức thời điểm đó được coi là một câu chuyện với kết thúc có hậu nhất thập niên 90.

Cuối cùng, phép tính 1 + 1 = 1 này lại một nữa có ý nghĩa!

Niềm hân hoan phút ban đầu thật tuyệt vời làm sao, cho đến khi người ta nhận ra rằng, không phải tất cả mọi thứ đều là hoa hồng. Người Tây Đức (Wessis) nghĩ rằng người Đông Đức (Ossis) là những người dân tỉnh lẻ có chút kỳ quặc. Ngay cả phương ngữ “đặc biệt” của người Ossis cũng không giúp gì được họ. Người Đông Đức nhận ra rằng thái độ lạnh lùng và xa cách là một lời từ chối “khéo” của người Tây Đức đối với họ. Vào thời gian đó, Tây Đức có số dân cư gần cao gấp bốn lần Đông Đức. Ở phía Tây, một cuộc thảo luận về các biện pháp đối phó với các “công dân mới” đang được khởi động. Tất nhiên, những “Công dân mới” này không thực sự được tham gia vào buổi nói chuyện, phía bên Tây ấy biết điều gì là tốt nhất rồi. Thế nên, người dân Đông Đức rất nhanh bắt đầu cảm nhận rằng họ không khác gì một dân tộc thiểu số trên chính đất nước họ.

Thời kỳ tồi tệ nhất bắt đầu một vài tháng sau đó, khi nền nông nghiệp và công nghiệp của nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã không cạnh tranh nổi trong thị trường tự do, của một thế giới tư bản. Thế là một cơ quan uỷ thác được thành lập để tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan ủy thác này đã bán hầu hết các doanh nghiệp Đông Đức cũ với giá rẻ. Những người mua lại chúng là các công ty lớn phía Tây Đức, họ là những người muốn khai thác tàn dư còn lại của nền công nghiệp cũ, hoặc chỉ để lấy bằng sáng chế và các sáng kiến khác từ Đông Đức. Nhiều doanh nghiệp đã bị đóng cửa. Chỉ qua một đêm, một chiến dịch phi công nghiệp hóa lớn đã diễn ra.

Trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội, người Đông Đức có quyền được làm việc. Thất nghiệp là chuyện không bao giờ tồn tại. Còn bây giờ, tất cả mọi người đều sống trong nỗi sợ hãi bị mất việc, và ngày càng nhiều người thấy mình đang ở ngưỡng cửa phải sống bằng trợ cấp xã hội. Nền kinh tế nhỏ bé đang dần lụn bại. Mọi sản phẩm từ phương Tây đều tốt và rẻ hơn. Các công ty sản xuất hàng hoá ở phía Đông đã không còn có lãi. Hệ quả của việc này là khoảng cách giàu nghèo lớn giữa phía Đông và Tây Đức. Ngày nay, sau 30 năm , và đây là những gì bạn thấy:

 (Ảnh 2: Sự khác biệt về thu nhập và tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn trùng khớp với đường biên giới Đông-Tây cũ.)

Hằn sâu trong tâm trí của nhiều người dân phía Đông là cảm giác bị đối xử không công bằng và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chính vào thời điểm đó, đảng NPD và các đảng cánh hữu Đức khác đã tròng những “nạn nhân của xã hội” này vào bẫy của họ. NPD (Đảng Dân chủ Quốc gia Đức) là một đảng theo chủ nghĩa dân tộc, nó được coi là sự tiếp nối từ Đảng Quốc xã của Hitler. Do đó, những người thuộc đảng này còn được gọi là Neo-Nazis. Những lập luận mị dân của đảng này đã thuyết phục được nhiều người bỏ phiếu cho họ. NPD đã tự lập thành một đảng lớn mạnh xuyên suốt phía Đông Đức. Một số các chi bộ ở khu vực nông thôn của đảng này thậm chí còn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những kẻ phân biệt chủng tộc.

Chính bởi sự ủng hộ này, đảng cánh hữu đã xoay sở để được bầu vào hai Nghị viện liên bang khác ở khu vực phía Đông. Họ thậm chí còn tìm cách để có được một ghế trong Nghị viện châu Âu. Chính sự nghèo đói và thiếu hiểu biết của những người dân nông thôn Đông Đức là nguyên nhân chủ yếu khiến đảng NPD còn tiếp tục tồn tại. Có đến 4 trên 5 phiếu bầu dành cho đảng này là tới từ họ. (Trong 5 năm đầu tiên, hai đảng cánh hữu khác cũng nhận được nhiều chú ý và được bỏ phiếu cho, tuy nhiên họ đã mất dần những người ủng hộ theo thời gian. NPD đã hoàn toàn thắng thế.)

(Ảnh 3: tỷ lệ phiếu bầu cho NDP tại từng bang)

2, Đảng “Dân chủ” Quốc gia, hay còn được gọi là đám con cháu khờ khạo của Hitler.

NPD được biết đến với hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc và phản hiến. Theo Neo-Nazis, mọi vấn đề đều do những người theo chủ nghĩa tự do và người nước ngoài gây ra. Các tín đồ của đảng này khóc than vào lễ kỷ niệm Đức đầu hàng Đồng minh trong Thế chiến II. Sinh nhật của Hitler là một ngày đặc biệt đối với họ. Nhiều người trong số họ tôn thờ thời hoàng kim đã qua của Đức quốc xã. Biểu tượng của Đế chế thứ ba chính thức bị cấm ở nơi công cộng, nhưng điều này không ngăn được các thành viên Neo-Nazis thu thập chúng. Họ từ chối hiến pháp và thậm chí là lá cờ Đen-Đỏ-Vàng ngày nay, bởi nó gắn liền với chủ nghĩa tự do. Đen, trắng và đỏ là màu của người theo chủ nghĩa Quốc gia-Xã hội, những người đã tiêu huỷ những màu cờ khác. Họ có một nghị trình tư tưởng rõ ràng trong cách hành động của mình.

Đây là đảng của hận thù và định kiến. Một liên minh châu Âu là khái niệm không bao giờ có cửa trong thế giới quan dân tộc của họ. Họ có tư tưởng bài Do Thái, bài ngoại, phản hiến pháp và cực kỳ hung hăng. Bạo lực được chấp nhận nhiều hơn giữa các thành viên trong đảng. Đây là vấn đề lớn cho đất nước. NPD có rất nhiều người ủng hộ trẻ tuổi, những người sẵn sàng thực hiện các hành vi bạo lực để chống lại những ai mà họ coi là kẻ thù. Các cuộc đụng độ giữa Neo-Nazis và những người theo cánh tả vẫn tiếp diễn hàng năm. Những người không phải người Đức đang trở thành mục tiêu một cách rời rạc. Theo số liệu chính thức, 176 người đã bị giết bởi những kẻ cực đoan cánh hữu kể từ khi thống nhất nước Đức.

(Lược bỏ đoạn này do không liên quan, tác giả tập trung dìm Mỹ)

Với chúng tôi, con số tử vong này là quá cao.

Nhưng tôi còn chưa nói hết.

Những kẻ ủng hộ cực đoan này chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm.

 Đông Đức vẫn còn vấn đề với nghèo đói và thất nghiệp. Những người nghèo dễ nghe theo những lời giải thích đơn giản của những kẻ kích động. Những kẻ phân biệt chủng tộc nhất trí với nhau rằng, những cư dân không phải người Đức là lý do to đùng cho sự khốn khổ. Mỗi người nước ngoài đang ăn cắp ít nhất một công việc mà một người Đức xứng đáng có được. Định nghĩa của họ về “người Đức” là chủng tộc. Một cuốn hộ chiếu không khiến bạn trở thành một người Đức, chỉ có tổ tiên của bạn mới là thứ quan trọng.

Có một vấn đề cho thấy lời giải thích này. Các khu vực có nhiều người ủng hộ NPD nhất, là khu vực có tỷ lệ người gốc nhập cư ít nhất. (ảnh 4: tỷ lệ người gốc nhập cư ở Đức)

Nhiều người dân Đông Đức hầu như chưa bao giờ gặp một người gốc ngoại quốc nào trong đời. Đó là lý do những định kiến có thể phát triển và được thể hiện trong xã hội, vì những liên hệ trong cuộc sống thực giữa họ và người không mang gốc Đức là rất hiếm. Internet và phương tiện truyền thông chọn lọc chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Theo thời gian, một tinh thần chung đã phát triển giữa những người dân Đông Đức. (Trans: cái này OP có chút bi quan, hiện nay mọi chuyện bớt tệ hơn rồi.)

Một cựu sinh viên nhóm ngành MINT (các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ) đã từng nói về những khó khăn của mình sau khi tốt nghiệp. Anh ta đã xin những việc tương tự cả ở bên Đông và bên Tây. Chỉ có các công ty ở phía Tây mời anh ta đến phỏng vấn xin việc. Ba trong số công ty này từ chối anh ta. Diện mạo của anh ấy là lý do họ từ chối. Nhiệm vụ công việc bao gồm cả các chuyến công tác thường xuyên sang phía Đông. Anh ta trông giống một người Ấn Độ và có một cái tên kỳ lạ. Chàng trai tội nghiệp!

Các nhà tuyển dụng đã nói theo đúng nghĩa đen của câu sau:

“Chúng tôi có thể/sẽ mất khách hàng bên phía Đông.”

“Anh phải hiểu cho, dân Đông Đức là những người đặc biệt.”

“Tôi không muốn làm điều này với anh.”

Ít nhất, họ đã thành thật.

Ngay cả người dân Tây Đức cũng chấp nhận sự chia rẽ này, do định kiến của chính họ. Việc thiếu can đảm chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn, bởi nó khiến một số người kỳ thị có thể sống lâu hơn xíu trong ảo mộng của họ. Nhưng trong thế giới hiện đại của chúng ta, khoan dung là điều cần thiết và sự giao thoa giữa các nền văn hoá là không thể tránh khỏi.

May mắn thay, NPD chỉ được ủng hộ bởi một phần nhỏ dân chúng. Phần lớn người Đức đang chào đón thế giới. Cứ với mỗi kẻ kỳ thị dốt nát mà ta lỡ vấp ngoài kia, ta lại có khả năng tìm thấy hàng tá những con người hiểu biết và tử tế.

Bất cứ khi nào có một cuộc biểu tình chống cánh hữu, bạn sẽ thấy cảnh này:

(Ảnh 5: biến đi Nazis)

Những cuộc biểu tình phản đối luôn đông hơn gấp nhiều lần so với các cuộc tụ họp bài ngoại. Người Đức là một dân tộc tuyệt vời với sự nhạy cảm về lịch sử của chính họ. Sự khủng bố của hệ tư tưởng phát xít vẫn còn trong tâm trí của dân chúng nói chung.

Không ai muốn bất cứ điều gì tương tự trong quá khứ xảy ra một lần nữa.

Một số mang thái độ chống cánh hữu này đến cực đoan.

Những kẻ phân biệt chủng tộc luôn bị một lực lượng cảnh sát đông đảo đi kèm. Nếu không, họ sẽ bị đánh bởi những người chống kỳ thị. Bạo lực cánh tả, là một chương đen tối khác của văn hóa Đức.

Cảm ơn bạn đã đọc, tôi hy vọng bạn thích nó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *