1. Napoleon Bonaparte, ở tuổi vị thành niên, đã mất đi trinh tiết với một kỹ nữ mà ông tình cờ chạm mặt ở trước Cung điện Louvre, nước Pháp. Thậm chí Napoleon thậm chí còn từng viết về chi tiết này nữa.
2. Catherine Đại đế ( thời đại trị vì của bà còn được mệnh danh là Thời đại Catherine, thời đại hoàng kim của nước Nga) đã cho lắp đặt tàu lượn siêu tốc đầu tiên của thế giới ngay trong cung điện của bà.
3. Vào thời kì Hi Lạp cổ đại, diễn viên không được phép làm chứng trước tòa bởi ở thời kì đó, họ được coi là những người nói dối siêu đẳng, chuyên nghiệp.
4. Vào những năm 1700, Nghị viện Anh đã ban bố lệnh cấm sử dụng son môi, thậm chí họ còn coi son môi như một thứ ma thuật bí hiểm nhằm quyến rũ đàn ông bước chân vào con đường hôn nhân.
5. Con thuyền Mayflower đã đi về hướng Virginia khi mà cơn bão khủng khiếp ập đến làm chệch lịch trình của con tàu. Thế là con tàu đã cập bến ở bang Massachusetts chứ không phải ở Virginia như dự định ban đầu. Thay vì điều khiển con tàu đi về hướng Nam để kiếm một chỗ trú chân tốt hơn thì những người thủy thủ trên tàu quyết định tiến về phía núi Plymouth. Tại sao lại đưa ra quyết định “kì cục” như vậy ? Câu trả lời hóa ra lại cực kì đơn giản, là vì họ đã hết sạch số bia mang theo ở trên tàu.
Ở thời đó, bia được xem là vật bất ly thân nhất là đối với những chuyến đi xa bởi vì bia thì ít bị nhiễm độc hơn so với nước. Và người ta thậm chí còn hâm nóng bia và đưa đưa cho lũ trẻ uống để giữ ấm. Khi đã cập bến ở núi Plymouth, những người hành hương này nhanh chóng xây dựng nhà máy ủ bia đầu tiên và bắt đầu ủ một mẻ bia mới. Vì thế, nhà máy bia của họ được xem là công trình xây dựng đầu tiên của một nước đế quốc ( Anh) thi công tại một nước thuộc địa (Hoa Kỳ) ( đã từng có một khoảng thời gian Hoa Kỳ là thuộc địa của Anh)
6. Shakespeare chưa từng được công nhận là thiên tài trong suốt cuộc đời mình và thậm chí người đời còn đánh giá ông chỉ là một nhà văn xoàng xĩnh, hạng trung. Sau khi ông lìa đời, những áng văn thơ lai láng của ông chìm dần vào trong quên lãng cho đến tận 7 năm sau, hai người bạn thân của ông là John Heminge và Henry Condell đã xuất bản những vở kịch của ông trong một cuốn sách lấy tựa đề là The First Folio.Kể từ đó, người ta mới dần dần nhận ra những giá trị mang đậm tính triết lý trong các tác phẩm ông để lại cho nhân thế.
7. Marie Antoinette là người đã mang bánh sừng bò (Croissant) vào ẩm thực nước Pháp và thực ra giai thoại kinh điển gắn liền với vị hoàng hậu nước Pháp này với câu nói “ Cho họ ăn bánh mì hoa cúc đi” ( Nguyên văn tiếng Pháp là “Qu’ils mangent de la brioche” dịch sang tiếng Anh là “Let them eat cake” nhưng thực ra từ brioche dịch sang tiếng Anh là cake thì không đúng nghĩa lắm đâu) là hoàn toàn không chính xác. Đó thực ra là một luận điệu tuyên truyền nhằm khơi dậy sự phẫn nộ của công chúng đối với giới hàng tộc. Marie Antoinette được đánh giá là một người phụ nữ tốt bụng và rất thân thiện dẫu vậy bà quả thực là một người khá lãnh đạm, dửng dưng với thực tế.
8. Alexander Nourris, một doanh nhân nổi tiếng của những năm 1830, có hai người con rể trong đó một người là thợ làm nến, người còn lại là thợ làm xà phòng miếng (soap). Ông ấy đã khuyến khích hai người con của mình hợp tác kinh doanh với nhau thay vì cạnh tranh với nhau khi cùng sử dụng chung một loại nguyên liệu thô trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái. Tên của họ là Willam Procter và James Gamble. Nghe quen không, bạn đã từng nghe đến thương hiệu P&G rồi chứ ?
9. Alexander Graham Belle là người đề xuất trả lời các cuộc gọi điện thoại bắt đầu với “ Ahoy” ( A lô)
10. Phần bánh ốc quế của cây kem ốc quế là một phát minh nảy ra hết sức tình cờ. Ở Hội chợ Thế giới năm 1904, một người nhập cư Syria tên là Ernest Hamwi, không may, đã chẳng thể nào mời chào mọi người mua loại bánh quế Ba Tư của mình. Tuy nhiên gian hàng bên cạnh của người đàn ông Syria này là một người đàn ông bán kem. Dưới thời tiết nắng chang chang của mùa hè, nhiều người mua kem của anh ta đến nỗi mà không bao lâu đã hết sạch dĩa đựng kem. Thấy thế, Ernest bèn cuộn bánh quế thành hình nón và đưa cho người bán kem sử dụng như là một vật thay thế dĩa. Thế là một kết thúc có hậu mở ra cho cả hai người, họ phải đóng quầy hàng vì họ đã bán hết nhanh chóng số kem và bánh ốc quế đã chuẩn bị.
11. Hoàng tử Rainier đang muốn kiếm tìm một người vợ thật hấp dẫn, nổi tiếng để nhiều người biết đến công quốc Monaco nhỏ bé của mình. Lúc đầu, hoàng tử đã để ý đến Marilyn Monroe mà muốn bà trở thành người vợ tương lai của mình thế nhưng bà đã thẳng thừng từ chối cơ hội này. Hơn nữa, trong con mắt của giới hoàng tộc lúc bấy giờ, Marilyn Monroe được đánh giá là quá sexy cho nên Rainier mới nghĩ đến một lựa chọn cổ điển hơn, đó là Grace Kelly. Vào ngày cưới của hoàng tử xứ Monaco, người ta tin rằng có thể Marilyn đã gửi cho Grace một bức điện báo nói rằng “ Ơn Chúa, cậu đã tìm thấy cách để thoát khỏi ngành công nghiệp tệ hại này rồi”. Đồng thời, nữ hoàng Elizabeth cũng được mời đến dự tiệc nhưng bà đã nhanh chóng khước từ vì ở đó có quá nhiều ngôi sao điện ảnh tề tựu.
12. Vẫn là câu chuyện về Marilyn Monroe, tượng đài nhan sắc huyền thoại của nước Mỹ. Frank Sinatra đã thực sự cân nhắc cầu hôn Marilyn vài tháng trước cái chết của bà. Ông thậm chí đã bảo người quản lí của mình tìm một địa điểm thật yên tĩnh, riêng tư ở châu Âu để tổ chức hôn lễ. Mặc dù Frank không hề yêu Marilyn và thực tế bà đã làm Frank nản lòng nhưng ông vẫn rất muốn bảo vệ bà bởi từ sâu thẳm trái tim mình, Frank biết được việc những người trong nền công nghiệp giải trí đã đối xử tàn nhẫn với bà như thế nào. Đồng thời ông cũng biết rằng nếu Marilyn Monroe trở thành Marilyn Sinatra thì sẽ không có ai dám động đến Marilyn cả. Nhưng rồi người trợ lý đã hỏi ông rằng liệu ông có chắc chắn muốn cưới Marilyn Monroe ngay cả khi bà ấy quyết định tự sát hay không.
13. Vào những năm 1700, không một người phụ nữ danh giá nào (về vị thế cũng như tiền bạc) bước chân ra khỏi nhà mà không đội một bộ tóc giả cả. Những bộ tóc giả này là biểu tượng cho địa thế của họ trong xã hội (bộ tóc giả càng dày, càng trau chuốt thì chứng tỏ vị thế xã hội của họ càng cao). Một số bộ tóc đồ sộ đến nỗi mà phụ nữ lúc bấy giờ phải chùng gối hết mức mới có thể ngồi vào cỗ xe ngựa. Những bộ tóc giả này cũng thường rất dễ cháy cho nên họ luôn phải chuẩn bị sẵn những xô nước bên cạnh phòng khi bộ tóc bén lửa. Thậm chí một số bộ tóc giả còn trau chuốt đến độ lũ chim tưởng đấy là lồng chim và bắt đầu ị lên đấy.
14. Xét về phương diện kĩ thuật thì có thể nói rằng người Viking là cha đẻ của những trận rap battles gay cấn, nảy lửa. Thời đó, hành động này được gọi là “ flyting” ( họ đã đấu khẩu với nhau dưới hình thức những khổ thơ và sử dụng tiết tấu nhanh)
15. Mãi cho đến những năm 1920, đèn giao thông và bài thi bằng lái xe mới được bắt đầu đưa vào sử dụng lần đầu tiên. Những hình thức này được áp dụng nhằm đáp lại sự phàn nàn, la ó của quần chúng do sự gia tăng chóng mặt của những vụ tai nạn do đụng xe. Cái chết của nạn nhân đầu tiên (do tai nạn xe hơi gây nên) bị đâm bởi một chiếc xe ô tô chạy với tốc độ 4 dặm/ giờ ( = 6,44 km/h) gây nên.
16. Eleanor xứ Aquintaine, nữ hoàng nước Pháp và sau đó là nữ hoàng của nước Anh vào những năm 1100 được đánh giá là một người phụ nữ hoang dã khi bà còn trẻ. Đồng thời bà còn được biết đến là người phụ nữ duy nhất để ngực trần khi cưỡi ngựa. Điều này không có nghĩa là bà thường xuyên cưỡi ngựa chạy xung quanh thị trấn với núm vú thòi ra ngoài. Sử sách ghi lại rằng bà mới chỉ làm điều này duy nhất một lần trong đời khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng một lần là quá đủ để người ta lan truyền, xôn xao về vị hoàng hậu uy quyền này. Người ta cũng đồn thổi rằng bà đã từng vụng trộm với đức vương Geoffrey (cha ruột của Henry II) trước khi kết hôn với vị hoàng tử này.
Bà cũng được công nhận là người đầu tiên mang phong cách hiệp sĩ ( the concept of chivalry) xâm nhập vào tầng lớp quý tộc Anh.
Thế tại sao bà lại nghĩ ra ý tưởng này ? Thuở ấy, vì quá buồn chán nên bà bắt đầu chơi trò đóng kịch (make-believe) với những người hầu gái và bạn của bà, những nam nhân trong giới quý tộc. Và thế là mọi chuyện bắt đầu từ đây.
* Giải thích một chút : Phong thái hiệp sĩ (The concept of chilvary) có liên quan mật thiết đến thuật ngữ courtly love (courtly love thể hiện một tình yêu lịch thiệp giữa giới kị sĩ và những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc.Trên thực tế thì courtly love không có mối liên hệ nào với hôn nhân cả, có thể hiểu là tình yêu ngoài giá thú ( courtly love chỉ bao gồm những hành động, cử chỉ lãng mạn với nhau, không bao gồm yếu tố tình dục – một tình yêu rất trong sáng, có đôi chút sến sẩm). Concept này rất phổ biến trong các tác phẩm văn học thời trung cổ.
17. Cuối cùng, là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất : Ở thời Hy Lạp cổ đại, một kiều nữ tên là Phryne đã phải nhận hình phạt cao nhất – cái chết do có những phát ngôn báng bổ.
Cô ấy được biết đến là một người phụ nữ đẹp nghiêng nước nghiêng thành và bạn biết không, Phryne không hề có một lời nào biện minh cho hành động sai trái của mình mà trước khi nhận lấy phán quyết của toà, cô ta đã quyết định khỏa thân và hỏi bồi thẩm đoàn (tất cả đều là đàn ông) rằng liệu họ có nỡ xuống tay với cô ta, người phụ nữ có vóc dáng tuyệt mỹ đến thế không. Đây quả thực là một lời bào chữa xuất sắc vì ở thời bấy giờ, một vẻ đẹp mỹ miều được coi là quà tặng mà các vị thần ban cho nhân thế. Bởi vậy những người xinh đẹp thời bấy giờ thường được coi là những người hết sức tốt bụng và ngay thẳng. Cho nên, cô ta đã vin vào lý lẽ này và cho bồi thẩm đoàn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hình thể tuyệt hảo của mình. Rằng một người có thân hình và sắc vóc tuyệt diệu đến vậy sao có thể là tội phạm được chứ.
Và bạn đoán xem? Cô ta đã thoát tội. Lịch sử quả thật rất nhiệm màu.