ĐÂU LÀ ĐIỀU THÂN THIỆN NHẤT/TỬ TẾ NHẤT/NHÂN ĐẠO NHẤT (ĐƯỢC GHI LẠI) MÀ HITLER TỪ

ĐÂU LÀ ĐIỀU THÂN THIỆN NHẤT/TỬ TẾ NHẤT/NHÂN ĐẠO NHẤT (ĐƯỢC GHI LẠI) MÀ HITLER TỪNG LÀM, TRONG BỐI CẢNH KHÔNG LIÊN QUAN TỚI CHIẾN TRANH?

ĐÂU LÀ ĐIỀU THÂN THIỆN NHẤT/TỬ TẾ NHẤT/NHÂN ĐẠO NHẤT (ĐƯỢC GHI LẠI) MÀ HITLER TỪNG LÀM, TRONG BỐI CẢNH KHÔNG LIÊN QUAN TỚI CHIẾN TRANH?

Trả lời bởi Simon Brown, người thích nhìn theo góc độ ngược lại.
Link: https://qr.ae/pNJixQ
Hitler và những thành viên khác của Đức Quốc Xã khá quan tâm đến quyền lợi động vật cũng như môi trường. Họ là những tên khốn độc ác, không có gì để biện hộ về điều đấy, nhưng sau đây là một số thông tin về những thành tựu tốt đẹp mà họ đã đạt được, không kể động cơ đằng sau là gì.

Đã có sự ủng hộ rộng rãi cho quyền động vật ở Đức Quốc Xã, họ đã thực hiện một số biện pháp để đảm bảo bảo vệ động vật. Nhiều nhà lãnh đạo, kể cả Adolf Hitler và Hermann Göring đều là người bảo vệ động vật. Nhiều trong số họ là người bảo vệ môi trường, và bảo vệ các loài cũng như phúc lợi động vật chính là những vấn đề quan trọng trong chế độ của Đức Quốc Xã, xem ở đâyHeinrich Himmler đã nỗ lực cấm săn bắt động vật. Göring là một người yêu động vật và là một nhà bảo tồncụ thể. Luật phúc lợi động vật hiện hành ở Đức là phiên bản sửa đổi từ luật do Đức Quốc Xã đưa ra.

Phong trào bảo vệ động vật của Đức Quốc Xã:

Đó là lỗi của tôi. Tôi đã sử dụng phong trào bảo vệ động vật của Đức Quốc Xã để minh họa cách một nền văn hóa có thể biến đổi các giá trị đạo đức của con người theo những cách kỳ lạ và bi thảm. Lần đầu tiên tôi biết đến việc những nhà lãnh đạo Đệ Tam của Đế chế đã quan tâm đến sự đau khổ của động vật đến nhường nào, khi đọc qua một bài báo (ở đây) của Arnold Arluke và Boria Sax.

Đáng chú ý, ngay sau khi Đảng Quốc Xã lên nắm quyền vào năm 1933, họ đã bắt đầu ban hành nhiều đạo luật bảo vệ động vật, một số đạo luật vẫn còn hiệu lực ở Đức bấy giờ (Xem tại đây để biết luật năm 1933.) Ví dụ, ở Đức Quốc Xã, những người ngược đãi vật nuôi của họ có thể bị phạt tù hai năm. Đức Quốc Xã đã cấm sản xuất gan ngỗng và việc cắt tai hay đuôi của chó mà không gây mê, họ hạn chế nghiêm ngặt việc nghiên cứu động vật tràn lan. Đảng Quốc Xã đã thiết lập các đạo luật đầu tiên nhằm đảm bảo rằng động vật được sử dụng trong phim không bị ngược đãi và cũng bắt buộc các quy trình giết mổ nhân đạo đối với động vật được dùng trong thực phẩm cũng như việc an tử đối với những vật nuôi bị bệnh nan y (Đức Quốc Xã đặc biệt quan tâm đến sự đau khổ của tôm hùm trong các nhà hàng). Ngoài ra, Chính phủ Đức còn thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, một chương trình giảng dạy ở trường về cách đối xử nhân đạo với động vật, và họ đã tổ chức một trong những hội nghị quốc tế đầu tiên về bảo vệ động vật.

Trên Psychologytoday
Hitler và Đức Quốc Xã đều quan tâm đến quyền lợi động vật và chủ nghĩa môi trường nhưng những mối quan tâm này được thúc đẩy bởi sự đồng cảm hay chủ nghĩa bài Do Thái?

Các nhà sử học đã bỏ qua hoặc quên đi điều luật môi trường của Đức Quốc Xã, tất cả đều có chữ ký của Hitler và xem như là những dự án thú cưng của hắn, có trước cả Luật Nuremberg về chủng tộc, phản ánh thực tế rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Đức Quốc Xã đã bắt nguồn từ hệ sinh thái. Vào mùa hè năm 1935, ngay trước khi luật Nuremberg được thiết lập, Đức Quốc Xã được xem như là chỉnh thể xanh nhất hành tinh. Luật Bảo vệ Động vật được tiếp nối bởi luật săn bắn của Hermann Goering vào năm 1934. Năm 1935, Hitler cũng ký Đạo luật Bảo vệ Thiên nhiên của Đức Quốc Xã, dấu mốc cao nhất cho chủ nghĩa môi trường của Đức Quốc Xã. Tại đây đã chứng kiến ​​sự ra đời của giấy phép môi trường, sự tuyên bố về tác động của môi trường và chủ nghĩa toàn trị về môi trường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *