Julio Cesar Pino
Mọt sách, sách hư cấu rắc rối về tiểu sử Hitler
Tôi đã đọc “Cuộc tranh đấu của tôi”, không giống như đa số mọi người, những người bình luận về Hít-lơ mà không nghiên cứu lý tưởng của ông ta. Hãy để tôi, một nhà Truyền thống Cấp tiến, nêu ra một số quan điểm của tôi.
1, “Cuộc tranh đấu của tôi” là bài phát biểu chính trị dài nhất thế giới từng được in ấn. Hít-lơ nói ngay trong cuốn sách rằng ông ta cảm thấy việc viết ra những lý tưởng chính trị của mình là một điều độc ác cấp thiết, vì “các phong trào chính trị tầm cỡ là sản phẩm của lời hùng biện, không phải sách hay tờ rơi.” Ngoài ra, các nhà chính khách vĩ đại phải linh hoạt trong tư duy, và coi “Cuộc tranh đấu của tôi” như một loại Kinh thánh của chủ nghĩa Quốc xã là sai lầm. Chủ nghĩa quốc gia xã hội được Quốc Trưởng định nghĩa dựa theo các sự kiện hiện tại, chứ không phải một số tuyên ngôn được khắc lên đá.
2, Khi đọc “Cuộc tranh đấu của tôi”, người ta phải phân biệt giữa “Quốc Trưởng Hít-lơ, con người Hít-lơ và số phận của Hít-lơ”, như tiểu thuyết gia vĩ đại người Đức Thomas Mann đã viết trong bài luận kinh điển của mình, “Hít-lơ, người anh em của tôi”. Những lý tưởng chính trị của ông ta khiến hầu hết độc giả khó chịu, nhưng Hít-lơ vẫn là con người phi thường nhất đã từng sống và như Mann bóng gió, là cần thiết để hiểu về lịch sử châu Âu. Không có người nào trong lịch sử kết hợp trí tưởng tượng phong phú với những hậu quả kinh ngạc như vậy trong một khoảng thời gian ngắn. Hít-lơ thấy mình trong “Cuộc tranh đấu của tôi” là một người sẽ rung chuyển thế giới. Một trường hợp hiếm hoi, như ông viết, “nhà lý luận và chính trị gia đều thành công như nhau”.
3, Cùng với “Quân Vương” của Machiavelli, “Cuộc tranh đấu của tôi” là tài liệu hướng dẫn cơ bản về cách vươn lên nắm quyền, cho dù là trong chính trị, văn phòng, cách sự kiện kinh doanh hay bất kỳ nỗ lực nào đó. Đây là câu chuyện về một người đàn ông, chỉ trong mười năm (1913–1923), đã đi từ việc ăn nằm trong những căn nhà tồi tàn cùng với những tay bợm rượu để rồi lãnh đạo một phong trào chính trị quần chúng thâu tóm nhà nước Đức. Tác giả đã đưa ra cho chúng tôi các mẹo về mọi thứ, từ cách đánh bại kẻ thù đến tận dụng tối đa truyền thông. Ngẫu nhiên, Hít-lơ có viết, “Khi bạn nói dối đủ lớn và đủ nhiều thì đó là sự thật”, nhưng đoạn văn này hướng đến dân Do Thái trên các phương tiện truyền thông, không phải bản thân ông ta.
4, Không giống như “Tuyên ngôn Cộng sản”, “Cuộc tranh đấu của tôi” đã không tồn tại lâu hơn tác giả, ngoại trừ ở một vài góc biệt lập của thế giới. Tuy nhiên, nó vẫn đáng đọc như một nghiên cứu về trí tưởng tượng, trong trường hợp này là một trí tưởng tượng biến thái, có thể trở nên mạnh mẽ bởi một ý chí sắt đá.
Theo: Đào Phú Hưng