PHẦN 1
———-
– Đại ly giáo đông – tây là một sự kiện lịch sử và tôn giáo. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực : ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, tôn giáo…… Vì thế để nói về sự kiện này cần 1 người trong “nội bộ” và tôi xin phép ?.
———-
ĐẦU TIÊN tôi xin mạn phép dùng những từ ngữ “sát với tính chất tôn giáo” để miêu tả vấn đề. Và CỐ GẮNG TINH GIẢN CÁC TÍN LÝ TÔN GIÁO nhất có thể để mọi người dễ hiểu.
———-
▪ CÓ HAI DÒNG SỰ KIỆN CHÍNH. LÀ “TIỀN LY GIÁO” VÀ “LY GIÁO”
– Thiên Chúa Giáo trước khi xuất hiện nhiều nhánh và nhiều nhóm như: Tin lành, chính thống, công giáo….. Trước hết họ vốn là 1. Gọi chung là Thiên Chúa giáo (hay Cơ Đốc giáo). Mọi người theo niềm tin này gọi nhau là Kitô hữu (hay Cơ Đốc nhân).
▪ GIÁO HỘI TIỀN LY GIÁO.
– Giáo Hội sơ khơi nằm trong vùng quyền lực của Đế Quốc La Mã. Những người đầu tiên theo niềm tin này nhanh chóng phát triển thành những cộng đoàn lớn dọc theo các con đường truyền giáo của các MÔN ĐỒ JESUS. Đặc biệt là nhân vật Phaolo. Người được biết qua sách TÂN ƯỚC với 3 cuộc hành trình truyền giáo thành lập các cộng đoàn (các tập thể đức tin) khắp vùng Tiểu Á và Hy Lạp. Và với Đế quốc La Mã. Việc này chống lại các luận triết và tôn giáo đa thần của họ. Giáo Hội bị liệt vào danh sách tạo phản Đế Quốc.
– Tuy nhiên việc gia tăng bạo lực và hành quyết những Kitô hữu lại là cách tạo ra những thành phần nhiệt huyết. Đặc biệt là những nhà giảng thuyết lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng Kitô hữu đang lẫn trốn sự truy lùng của Đế Quốc.
– Tuy nhiên dưới thời Hoàng đế Constantine. Sau chiến thắng Licinius (323) đã ngưng các cuộc thảm sát nhằm vào người theo đạo Thiên Chúa. Kitô giáo được chấp nhận và ban hành rộng rãi trên toàn quốc. Sự kiện quan trọng này được biết đến khi Constantine nhận cuốn sách “Những thể chế của Thiên Chúa” làm luật cai trị đế chế mới.
▪ Việc Thiên Chúa giáo được chấp nhận đã đưa giáo hội vào thời kỳ được miêu tả lad “đẹp như mơ”. Việc phát triển các nghi thức tế tụng cũng như tín lý bắt đầu được lan truyền từ hình thức truyền miệng sang sách vở. Các cơ sở tôn giáo đã phát triển trên các vùng lãnh thổ của Đế Quốc.
▪ Lúc này đức tin Thiên Chúa giáo bị xung khắc với 1 thứ nhan nhãn: TRIẾT HỌC HY-LA. Vốn từ trước khi Constantine chấp nhận thì Thiên Chúa giáo đã phải đấu lý luận mạnh mẽ với các tư tưởng phát xuất từ Athena. Cái mà vốn chi phối tư tưởng các cộng đoàn vùng Hy Lạp, Tiểu Á mạnh mẽ. Vì vậy những nhà hùng biện Kitô với tư cách “Hộ giáo ra đời”. Trách nhiệm của họ là phản bác và bảo vệ các luận điểm của Tôn Giáo khỏi những tư tưởng triết học sai lạc tín lý công đồng. Và phát triển suy luận Triết Thần mới nơi cộng đoàn. Thời kỳ các Giáo Phụ bắt đầu.
▪ Các giáo phụ là những người có 4 tính chất cơ bản sau đây.
– Tính cổ kính: tức những người được xem là Giáo Phụ ở 8 thế kỷ Đầu Công Nguyên.
– Tính phổ quát: tức khả năng huấn dạy tập thể
– Đời sống Đạo Đức
– Được Giáo Hội chấp nhận: tức có ảnh hưởng đối với cộng đồng và có tiếng nói.
▪ MẤU CHỐT ĐẦU TIÊN LÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA QUYỀN LỰC CĂN BẢN. QUYỀN GIÁO PHỤ.
▪ Tiếp theo là vấn đề ngôn ngữ. Đế quốc La Mã lúc này có hai phần Đông và Tây các Giáo Phụ cũng dùng ngôn ngữ riêng cho các ghi chép sách vở. Các nét văn hóa thờ tự cũng xuất hiện sự khác biệt. Tiếng Hy Lạp thông dụng ở Đông La Mã. Và Tiếng Latin thông dụng ở Tây La Mã.
▪ Về các Tòa thượng Phụ. Phía Tây có duy nhất Tòa thượng phụ Roma và các giáo phụ phía Tây Hiệp Thông tuyệt đối với Đức Thượng Phụ Roma. Phía Đông có các tòa Constantinople, tòa Antiokia, tòa Jerusalem, tòa Alexanderia. Các tòa này Hiệp Thông với thượng phụ Roma nhưng chưa mang tính tuyệt đối. (còn)
—————–
Lam