ĐẠI CHIẾN HỘ BỘ ĐẠT CƯƠNG

ĐẠI CHIẾN HỘ BỘ ĐẠT CƯƠNG

Trận Hộ Bộ Đạt Cương (Hubudagang) là trận chiến quy mô lớn diễn ra vào năm 1115 trong cuộc chiến Liêu – Kim tại Hộ Bộ Đạt Cương thuộc tây Ngũ Thường, Hắc Long Giang ngày nay giữa 700,000 quân Khiết Đan nhà Liêu do chính Liêu chủ Da Luật Diên Hi a.k.a Liêu Thiên Tộ thống lãnh với 20,000 kỵ binh Nữ Chân của vua khai quốc nhà Kim là Hoàn Nhan A Cốt Đả với kết quả là quân Kim giành thắng lợi vẻ vang cũng như khiến cho Liêu quốc thêm suy sụp và đến năm 1125 thì bị diệt vong

Vùng Mãn Châu thời xưa là nơi cư trú của nhiều tộc người thời cổ đại, vào khoảng những năm thời Tam quốc Triều tiên thì trên vùng này có liên minh các bộ tộc Mạt Hạt (trước là Ấp Lâu,, Vật Cát, Túc Thận) là tổ tiên của các tộc Nữ Chân về sau

Liên minh người Mạt Hạt gồm 7 -8 bộ gồm Bạch Sơn bộ cư trú ở gần núi Trường Bạch, Túc Mạt bộ ở Tùng Hoa, Hắc Thủy bộ ở lưu vực sông Hắc Long Giang, Bá Đốt bộ, Việt Hỉ bộ ở Danelrechensk thuộc Nga, Thiết Lợi bộ ở Cáp Nhĩ Tân, Phất Niễn bộ ở sông Mẫu Đơn Giang

Trong số các bộ này thì có Mạt Hạt Túc Mạt là bộ mạnh nhất

Các bộ Mạt Hạt trong suốt thời gian tồn tại đã nhiều lần đem quân quấy nhiễu vào các nước Tam Quốc Triều Tiên cũng như đã tiêu diệt nhà nước Phù Dư đang suy tàn trên vùng Nông An thuộc Cát Lâm

Tới cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7 thì cùng với sự hưng thịnh của các triều Tùy – Đường ở trung Nguyên thì các bộ Mạt Hạt bắt đầu bị thôn tính dần với Túc Mạt bộ bị Tùy triều chinh phục trong khi các bộ khác thì rơi vào tay Cao Câu Ly mãi tới năm 666 khi Cao Câu Ly bị nhà Đường tiêu diệt

Các tàn dân Cao Câu Ly cùng dân bản địa ở Mãn Châu là Mạt Hạt đã nhiều lần cố gắng phục quốc cũng như thành lập nhà nước Tiểu Cao Câu Ly song cuối cùng vẫn thúc thủ mãi cho tới thời vua khai quốc Bột Hải Triều Tiên là Dae Jo Yeong (Đại Tộ Vinh) mà theo một vài nguồn sử thì có gốc Mạt Hạt Túc Mạt

Đại Tộ Vinh và cha Đại Trọng Tượng là những thần dân của Cao Câu Ly và thuộc giới quý tộc Cao Câu Ly nên sau khi Cao Câu Ly bị tiêu vong đã bị nhà Đường đưa tới vùng Doanh Châu, đất tổ của người Khiết Đan kiêm nơi đặt đại bản doanh của An Đông Đô Hộ phủ nhà Đường sau khi nhà Đường bị Tân La vùng lên đánh đuổi

Việc đặt đại bản doanh cũng như dời các quý tộc Cao Câu Ly bị chinh phục tới đã chọc giận dân Khiết Đan trong bối cảnh chính trị tại khu vực Quan Trung là trái tim nhà đường vừa mới xảy ra biến động khi Võ hậu Tắc Thiên leo lên làm nữ chủ và cải danh quốc hiệu từ Đường sang Chu (sử gọi Vũ Chu)

Người Khiết Đan dưới sự dẫn dắt của tộc trưởng Lý Tận Trung đã nổi lên chống lại triều đình Trung Nguyên và 2 lần đánh bại cuộc hành binh quy mô lớn của nhà Đường nhằm chống lại họ

Bấy giờ ngoài dân Khiết Đan tung hoành Doanh Châu thì dân Đột Quyết sau khi hãn quốc Đông Đột Quyết bị chinh phục cũng đã nhất tề nổi lên hưởng ứng, chia lửa và cuối cùng khôi phục được độc lập cũng như thành lập nên đệ Nhị hãn quốc Đột Quyết a.k.a Hậu Đột Quyết

Tận dụng tình hình quân Trung Nguyên đang khốn với hội Tân La, Đột Quyết, Khiết Đan thì cha con Đại Tộ Vinh – Đại Trọng Tượng đã liên minh với tù trưởng Bạch Sơn Mạt Hạt là Khất Tứ Bỉ Vũ cùng nổi dậy chống Đường

Tuy nhiên, do lực lượng còn non yếu nên cả Khất Tứ Bỉ Vũ lẫn Đại Trọng Tượng sau đó đều tử trận khi chống nhau với quân đội Vũ Chu tới đàn áp

Đại Tộ Vinh sau khi thoát được đã tập hợp, chấn chỉnh lại đội ngũ tàn dân Cao Câu Ly, Mạt Hạt cũng như tái chiến và đánh bại đội quân Chu do tù trưởng Khiết Đan hàng Chu là Lý Khải Cố chỉ huy tại Thiên Môn Lĩnh vào năm 696

Đại Tộ Vinh sau đại thắng ở Thiên Môn Lĩnh năm 696 đã thành lập nên nhà nước Bột Hải cũng như thu gom các tộc Mạt Hạt còn rải rác chưa phục

Vào thế kỷ thứ 10 thì sau nhiều năm tồn tại, nhà nước Bột Hải do Đại Tộ Vinh lập nên đã bị quân đội Khiết đan quốc (Liêu) do vua khai quốc nhà Liêu là Da Luật A Bảo Cơ chinh phục vào năm 926

Trên vùng đất mới chiếm được thì Da Luật A Bảo Cơ đã cho thành lập Đông Đan quốc phụ thuộc Liêu và do người hoàng tộc Da Luật kiêm thái tử của mình là trưởng tử Da Luật Bội cai trị

Tuy nhiên thì 1 số tàn dân Bột Hải của họ Đại vẫn chưa chịu khuất phục nên đã lập nên Hậu Bột Hải rồi Định An quốc (tướng Liệt Vạn Hoa đảo chính Đại thị của Hậu Bột Hải năm 935), Hưng Liêu quốc do Đại Diên Lâm lập nên vào năm 1029

Quốc tộ của quốc gia do tàn dư Bột Hải lập nên đều không được lâu dài và số phận cuối cùng của hầu hết quốc gia này đều bị Liêu binh sang diệt

Dân Mạt Hạt (lúc này là Nữ Chân) cũng chịu chung số phận bị khuất phục bởi nhà Liêu

Tuy nhiên thì người Nữ Chân do sống ở địa bàn rộng tới lãnh thổ mà ngày nay là vùng Viễn Đông của Nga nên quyền lực nhà Liêu nhiều khi chỉ tồn tại trên hình thức và danh nghĩa

Với những bộ tộc Nữ Chân nằm ở phía Nam nơi vương quyền Liêu còn trực tiếp chạm tới và có lẽ đây cũng là đất cũ Bột Hải quốc thì họ được phân thành Thục Nữ Chân trong khi nhóm bắc xa hơn và sự quản chế của Liêu đình yếu hơn thì được liệt vào Sinh Nữ Chân (nhóm Sinh Nữ Chân cũng được xem là kém văn minh hơn Thục Nữ Chân)

Theo truyền thuyết tổ tiên Hoàn Nhan thị nhà Kim là một ông già 60 tuổi người Triều Tiên (chỉ biết là từ bán đảo Triều Tiên còn gốc từ Tân La hay Cao Câu Ly, Bột Hải thì vẫn còn chưa rõ) tên là Hàm Phổ đến cải cách phong tục, lối sống của dân bản địa rồi lấy luôn 1 bà già người địa phương cũng 60 tuổi và có chung 3 mụn con – những người sau này trở thành các thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của thị tộc Hoàn Nhan

Người Hoàn Nhan thị sau đó dưới sự lãnh đạo của tù trưởng a.k.a bột cực liệt Hoàn Nhan Tuy Khả đã đến sống ở vùng An Xuất Hổ Thủy (A Thập Hà thuộc A Thành, Hắc Long Giang)

Các thế hệ thủ lĩnh đời sau của Hoàn Nhan thị dần quy tụ các bộ tộc Nữ Chân về dưới trướng và tổng cộng có 5 bộ đã quy phục dưới quyền kiểm soát của Hoàn Nhan thị là Bồ Nỗ Lí, Thiết Li, Phẫu A Lí, Áo Lí Mễ, Việt Lí Đốc và hình thành nên liên minh 5 bộ a.k.a Ngũ Quốc bộ ( thành Ngũ Quốc ở Y Lan, Hắc Long Giang vào thời điểm Tống Huy tông bị bắt đưa đến sau này)

Trước sự lớn mạnh của Hoàn nhan thị thì 1 số bộ lạc Nữ Chân không phục gồm 3 bộ Đồ Đan thị, Ô Cổ Luận thị và Bồ Sát thị đã tự lập 1 liên minh riêng cũng như còn cả tá bộ Nữ Chân khác nằm dưới sự quản lý của nhà Liêu như Nữ Chân Trường Bạch, Nữ Chân ở Hoàng Long Phủ…

Các thủ lĩnh Hoàn Nhan thị sau đó là Hoàn Nhan Doanh Ca cùng các cháu Hoàn Nhan Ô Nhã Thúc (trưởng tử của Hách Lý Bát cũng như là anh cả của vua khai quốc nhà Kim Hoàn Nhan A Cốt Đả), A Cốt Đả, Sagai đã lần lượt đánh bại luôn liên minh này cũng như thôn tính thêm các bộ Nữ Chân ở Hạt Lãn Điện và Tuy Phân hà, góp phần giúp thị tộc Hoàn Nhan thêm cường thịnh

Giữa lúc Hoàn Nhan thị của Nữ chân hưng thịnh thì quốc tộ nhà Liêu của dân Khiết Đan lại bước vào thời kỳ vãn triều với sự cai trị của vua cuối cùng của Đại Liêu là Thiên Tộ đế Da Luật Diên Hy (cháu nội Liêu Đạo tông Da Luật Hồng Cơ) vốn hoang dâm, vô đạo, bất tài

Tuy là thế lực người Khiết Đan tuy bị xuống dần phong độ và đẳng cấp song họ vẫn là những người có quyền lực với dân Nữ Chân

Bên cạnh kiểm soát cai trị người Thục Nữ Chân thì với các bộ Sinh Nữ Chân ở xa hơn thì quan hệ nhà Liêu với họ vẫn bao gồm cả việc thu gom đồ cống phẩm cũng như khi cần thì trưng binh đánh trận

Những chân sai vặt mà vua Liêu cử đến thu gom cống phẩm cũng như truyền bá mệnh lệnh của Liêu chủ là những sứ giả mang thẻ bài bằng bạc a.k.a Ngân bài thiên sứ

Và mỗi lần Ngân bài thiên sứ đến thì với dân Sinh Nữ Chân thì không phải điều tốt lành gì khi bọn này ngoài làm công vụ còn vơ vét túi riêng cũng như theo lệ bắt đàn bà con gái người Nữ Chân, miễn là có nhan sắc chứ không quan tâm chồng con gì chưa hay địa vị xã hội ra sao, để ngủ cùng theo lệ gọi là tiến chẩm nên đã gây ra sự bất mãn sâu sắc trong cộng đồng Nữ Chân với người Liêu

Có 1 câu chuyện rằng 1 lần Liêu sứ tới công cán Hoàn Nhan thị và được chiêu đãi bởi ông già của Hoàn Nhan A Cốt Đả a.k.a Kim Thái Tổ là Hách Lí Bát thì chợt thấy A Cốt Đả khi ấy còn nhỏ và đang tập bắn cung nên gọi tới thử tài xạ đàn chim đang bay trên trời với kết quả là Hoàn Nhan A Cốt Đả 3 mũi trúng cả 3 con khiến cho sứ Liêu khen “Kỳ nam tử”

Lại có 1 chuyện khác là A Cốt Đả đi uống rượu với 1 thủ lĩnh khác rồi rượu say hứng chí bắn cung tới 1 ngọn núi đất cao trong vùng

Hầu hết mọi người bắn không qua trong khi ông chú thần xạ thủ của Hoàn Nhan A Cốt Đả tuy có bắn tên vượt qua được núi như thằng cháu nhưng cuối cùng mũi tên vẫn kém 100 bộ so với mũi tên của A Cốt Đả (có người ước lượng khoảng 320 bộ với 1 bộ chừng 1,66m) khiến cho người chú cũng phài ken cháu là “Kỳ Nam tử”

Mùa xuân năm 1112, Liêu Chủ Thiên Tộ đế đến Xuân Châu ở Cát Lâm triệu tập các thủ lĩnh Nữ Chân đến mở tiệc “đầu ngư yến” rồi trong cơn say đã lệnh cho các thủ lĩnh nhảy múa góp vui; tất cả đều y lệnh chỉ trừ mỗi Hoàn Nhan A Cốt Đả thì từ chối

Dù vua Liêu sau đó không để bụng song mối quan hệ giữa dân Khiết Đan với Nữ Chân rạn nứt từ đây

Năm 1113, anh cả Ô Nhã Thúc chết, ngôi vị thủ lĩnh tối cao (đô bột cực liệt) về tay Hoàn Nhan A Cốt Đả

Năm 1114, Hoàn Nhan A Cốt Đả chính thức phản Liêu đem 2500 binh trong tộc tới đánh Ninh Giang Châu, bắn chết Liêu tướng Da Luật Thập Tự

Nhà Liêu phái Tiêu Tự Tiên đem 7000 quân tới Xuất Hà Điếm bị Hoàn Nhan A Cốt Đả vác 3700 quân bất ngờ đánh úp cho đại bại

Tháng Giêng năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả tự lập làm vua, đặt quốc hiệu Kim

Tháng 9 cùng năm, người Nữ Chân vây đánh Hoàng Long Phủ (Nông An thuộc tỉnh Cát Lâm) của Liêu quốc

Liêu chủ được tin liền phái quân đội đi trấn áp quân Kim nhưng vô công trở về trong khi Hoàng Long Phủ thì bị thất thủ

Tháng 11 cùng năm, Liêu chủ được tin Hoàng Long Phủ thất thủ nên quyết định đem 70 vạn binh mã thân chinh đánh Kim

Đại quân Liêu do Liêu chủ chỉ huy kéo tới Đà Môn

Bên cạnh đó thì Liêu chủ cũng phái bọn phò mã Tiêu Mặc Đạt, lâm nha Tiêu Sát Lạt cùng đem 400,000 bộ binh với 50,000 kỵ binh tới đóng tại đầm Oát Lân (Nam Tra Can Bào thuộc Đại An tỉnh Cát Lâm) để chia đường phối hợp cùng tiến công quân Kim

Tháng 12 cùng năm, Hoàn Nhan A Cốt Đả đích thân soái lĩnh 20,000 kỵ binh tới Hào Thứ, đại hội chư tướng thương thảo kế chống quân Liêu , nhận định quân Liêu mới tới, đông và mạnh nên khó chống không bằng thủ chắc thành lũy, đợi xem thời thế do quân Liêu từ xa kéo tới, người ngựa mệt mỏi, thiếu thốn nên thế nào nội bộ cũng sẽ sinh chuyện

Ngày Đinh Mùi cùng năm, Hoàn Nhan A Cốt Đả phái bọn Hoàn Nhan Địch Cổ Nãi cùng Hoàn Nhan Ngân Thuật đem binh tới trấn giữ thành Đạt Lỗ Cổ (Thổ Thành Tử, Tây bắc Phù Dư ở Cát Lâm) trong khi bản thân mình thì tự giữ lũy Hào Thứ

Trong khi ấy thì bên phía Liêu quốc thì vào ngày Ất Tị cùng năm, tướng Liêu Da Luật Chương Nô làm phản, lửa cháy vườn sau khiến cho kế hoạch hợp công giáp kích của Liêu chủ bị phá sản cũng như buộc Liêu chủ phải cho đại binh rút lui

Cũng ngày Đinh Mùi, Hoàn Nhan A Cốt Đả được tin quân Liêu lui binh liền gọi chúng tướng tới hội

Ngày Mậu Thân , chư tướng thương nghị muốn nhân khi người Liêu đang lui binh thì tiến đánh

Kim Thái Tổ vặn chư tướng giặc đến thì tránh, địch đi lại lại đuổi thì liệu có còn gọi là dũng

Chư tướng lấy làm xấu hổ đều nguyện để Hoàn Nhan A Cốt Đả hiệu lệnh thì bấy giờ A Cốt đả mới lựa lời ủy lạo cùng chư tướng truy kích người Liêu

Quân Kim đuổi theo quân Liêu tới Hộ Bộ Đạt Cương song vì quân Kim chỉ có vẻn vẹn 20,000 người trong khi quân Liêu tới 700,000 mạng nên Hoàn Nhan A Cốt Đả thương nghị với thuộc hạ Liêu quân tuy đông nhưng rời rạc, mạnh nhất trong đám thì chỉ có mỗi trung quân nên trong đám này thì tất có mặt của Liêu chủ

Cánh phải quân Kim sau đó chuyển sang nhằm đánh thẳng vào cánh trung quân của Đại Liêu để rồi tiếp tới thì cánh trái quân Kim cũng kéo tới hội quân giáp kích

Đại binh Liêu trước đợt tiến công liên hoàn của 2 cánh tả hữu quân Kim thì tan vỡ

Trong khi trung quân Liêu bị đại bại thì bọn phò mã Tiêu Mặc Đạt soái lĩnh cánh kỳ binh Liêu hay tin cũng cho đốt doanh bỏ chạy nốt

Các cánh quân Kim của bọn Tát Ly Hát, Bà Lô Hỏa thì thừa thế công Khai Châu, hạ thành Đặc Lân buộc trấn tướng Từ Lý Hãn phải đầu hàng

Toàn quân Liêu tại trận này đại bại như núi đổ, xác chết nằm rải rác hơn trăm dặm trong khi quân Kim đại thắng, bắt được vô số vật tư, trâu ngựa của người Liêu

Về phần Liêu chủ Da Luật Diên Hy thì khi trung quân bị người Nữ Chân công kích đã vứt bỏ toàn quân, ngày đêm phi ngựa 500 dặm về Trường Xuân Châu (Đông nam thành Tha Hổ, Đại An, Cát Lâm)

Nhà Liêu sau thảm bại thì càng thêm nhanh chóng tan rã và suy sụp, lòng người ly tán trước thế tấn công chẻ tre của người Kim cho tới tháng 2 năm 1122 khi Liêu chủ bị người Kim lùng đánh gắt gao phải trốn tới Giáp Sơn thì 1 bộ phận hoàng thất Da Luật thị do Da Luật Thuần cùng vợ là vương hậu Tiêu Đức phi Tiêu Thổ Hiền Nữ được bọn Da Luật Đại Thạch ủng lập xưng đế tại Yên Kinh, sử gọi Bắc Liêu

Tới năm 1123, sau khi Yên Kinh thất thủ thì bọn Da Luật thị ở Yên Kinh mới gặp được Liêu chủ Da Luật Diên Hy để rồi Tiêu Đức phi bị chính Liêu chủ giết chết trong khi Da Luật Đại Thạch thì được miễn

Tuy vậy thì Liêu chủ trong tình thế bị tầm nã gắt gao đã tiếp tục cuộc chạy trốn người Kim cho tới khi bị người Kim bắt được năm 1125 trong khi 1 bộ phận hoàng tộc Da Luật do cha con Lương vương Da Luật Nhã Lý – Da Luật Truật Liệt thì trốn lên bắc tiếp tục duy trì Bắc Liêu cho tới khi bị bộ chúng sát hại thì Bắc Liêu mới tiêu vong

Năm 1125, Liêu chủ Da Luật Diên Hy bị người Kim bắt được, Đại Liêu chính thức tiêu vong song Da Luật Đại Thạch dẫn dắt 1 bộ phận tộc nhân Da Luật thị tây tiến vào Trung Á , tái lập nhà Liêu mà sử gọi Tây Liêu hay là Khách Lạt Khiết Đan




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *