ĐẠI BÀNG HAAST – Loài đại bàng to lớn nhất từng tồn tại

Đại bàng Haast (tên khoa học: Hieraaetus moorei) là loài đại bàng lớn nhất từng tồn tại mà con người từng biết. Chúng đã bị tuyệt chủng vào thế kỉ 14 và từng phân bố chủ yếu ở phần đảo Nam của vùng đất Tân Tây Lan (New Zealand) ngày nay.

Đại bàng đực thường nhỏ hơn đại bàng cái, trong khi trọng lượng của con cái là 10-15 kg thì con đực chỉ tầm 9-12 kg, với chiều cao là 1.4 m và sải cánh trung bình là 2.6-3 m. Loài đại bàng lớn nhất thế giới còn tồn tại chỉ có kích thước bằng 40% so với đại bàng Haast. Đôi cánh tuy không dài nhưng cực khỏe giúp chúng đi săn rất tốt trong các bụi rậm dày đặc và trong các khu rừng của Tân Tây Lan cổ đại. Với bộ móng vuốt vài 11 cm mỗi bên và thị lực cực tốt, chúng dễ dàng biến những con chim Moa khổng lồ cao 3.5 m và nặng 230 kg thành con mồi ưa thích của mình. Khi tấn công, chúng có thể đạt vận tốc 80 km/giờ, với kích thước và trọng lượng như vậy, chúng như một khối bê tông được thả rơi tự do từ đỉnh của một tòa nhà 8 tầng. Sau khi bổ nhào xuống con mồi ở tốc độ ấy, những con chim Moa không biết bay tội nghiệp còn bị dính combo từ bộ móng dài và chiếc mỏ lớn của đại bàng Haast, chúng sẽ chết dần vì bị mất máu bởi cú mổ của chiếc mỏ siêu khỏe kia, trong khi các cơ quan nội tạng cũng bị tổn thương nghiêm trọng từ bộ móng vuốt của kẻ săn mồi.

Đại bàng Haast có thể bay hàng ngàn dặm chỉ để tìm con mồi ưng ý, và rồi sau đó đứng bất động hàng giờ liền trên những ngọn cây cao nhất chỉ để quan sát và chờ con mồi di chuyển vào đúng điểm chết. Sau đó, như một chiếc Volkswagen cán qua một lon nước với tốc độ 60 dặm/giờ, móng của chúng đã cắm sâu vào tủy của con chim Moa xấu số. Trong mùa giao phối, chúng cũng có thể bay một quãng đường xa tương tự để tìm bạn tình. Đại bàng Haast trung bình có thể sống đến 20 năm, chúng sống theo cặp và có lãnh thổ riêng rộng khoảng vài trăm km vuông.

Những người Maori định cư ở Tân Tây Lan từ năm 1280 đã cạnh tranh nguồn thức ăn của chúng là những con chim Moa, làm chúng mất dần nguồn thức ăn chính cũng như bị chính những người Maori giết chết để lấy móng làm công cụ, đã dẫn tới sự tuyệt chủng cho loài chim đại bàng khổng lồ này, dù trước đó, chúng là loài động vật đứng đầu chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trong khu vực. Tuy nhiên, loài chim này được mô tả trong tín ngưỡng và truyền thuyết của người dân Maori là một sinh vật hùng mạnh và đáng tôn trọng, thường ăn cả thịt người với nhiều tên gọi khác nhau như Pouakai, Hokioi hay Hakawai và có thói quen hay bắt cóc trẻ em và phụ nữ. Thực tế là đại bàng Haast không ăn thịt người dù móng vuốt của chúng có thể dài bằng của loài hổ và đủ bén để cắt đứt da thịt con người chỉ với một cú chạm, nhưng đôi khi cũng tấn công con người để tự vệ. Thời điểm chúng bị tuyệt chủng cũng là thời điểm mà con mồi chính của chúng, chim Moa khổng lồ, cũng bị tuyệt chủng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *