ĐẠI BÁC ĐÃ CÁCH MẠNG THIẾT KẾ PHÁO ĐÀI Ở CHÂU ÂU NHƯ THẾ NÀO ?

ĐẠI BÁC ĐÃ CÁCH MẠNG THIẾT KẾ PHÁO ĐÀI Ở CHÂU ÂU NHƯ THẾ NÀO ?

#kienthuckhongthetragoogle

Các thảm hoạ tại Naples kích động phản ứng một cách tự nhiên. Các thành trì kiểu cũ vốn đã tồn tại nhiều thế kỉ nay cần sự thay đổi nhanh chóng để chống lại đại bác của Charles VIII. Đầu thế kỉ 16 Châu Âu đã hoàn thành xuất sắc nhiều công trình chống lại đại bác.

Chẳng hạn vào năm 1500, tại Pisa – Ý các kĩ sư đã nghĩ ra cách đào hào ở đằng sau tường đá của thành phố. Nhờ vậy nó đứng vững trước sự tấn công của quân Pháp. “Chiến luỹ đôi” này nhanh chóng được bắt chước. Người ra còn nghĩ ra cách đắp thêm các tuyến tường thành và tháp bằng gỗ bên ngoài, mà đạn của súng đại bác ko thể gây thiệt hại. Ngoài ra các chỉ huy nhận ra rằng tại các lỗ thủng do đạn đại bác gây ra người ta có thể bảo vệ được thành dựa vào bộ binh trang bị súng cá nhân kiểu mới.

Tuy nhiên mọi biện pháp trên chỉ là các bước mang tính tình thế, các thành trì kiểu cũ vẫn bị phá vỡ. Bởi vậy thiết kế thành trì kiểu mới ra đời, nó ra đời nhanh đến nỗi đại bác đã nhanh chóng mất ưu thế. Trong vòng 50 năm- Mặc dù điều này tiêu tốn một nguồn vốn khổng lồ của tất cả các thành bang Châu Âu lúc đó.

Các bộ óc thiên tài đã thấy được: Đại bác bắn đổ các tường thành cao, nên thành trì kiểu mới phải được hạ thấp xuống. Tuy nhiên khi thành thấp xuống thì nó sẽ tạo điều kiện cho bộ binh bắc thang trèo lên mặt thành, hệ thống này vừa phải chống được đại bác, vừa phải ngăn được bộ binh. Và giải pháp đó là các thành loại mới này phải lồi, nhô ra ngoài tường thành. Khống chế các hào rãnh, có chức năng cho bệ đỡ của Đại bác và vũ khí cá nhân, và phải đủ chắc chắn để không bị hoả lực của đối phương đánh sập.

Mẫu thiết kế đáp ứng mọi yêu cầu: Thành có 4 mặt. Hai mặt tạo thành hình nêm chĩa ra vùng không gian xung quanh, chìa ra trước để hoả lực của địch bị sượt qua. Còn hai mặt nối hình nêm này với tường thành theo góc vuông, từ trên đó quân phòng vệ có thể sử dụng đại bác và súng cá nhân quét sạch đường hào của kẻ địch. Pháo đài được làm bằng đá. Ở các nơi ít tiền ng ta dùng gạch củng cố bằng đất nện.

Nguồn: Lịch sử chiến tranh – Keegan Chương lửa.

* Lời bình:
Có thể thấy sự cạnh tranh sống còn nhằm bảo vệ vương quốc của mình đã khiến vũ khí Châu Âu không ngừng tiến bộ và vượt qua mấy khẩu súng kém chất lượng nhưng vẫn được gọi là ” THẦN CÔNG” của nhà Minh. Cũng như các cung điện cho Hoàng đế và phi tần chơi bời như Tử cấm Thành vẫn được gọi là Thành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *