CUỘC CHINH PHẠT CEUTA CỦA BỒ ĐÀO NHA- SỰ KIỆN MỞ ĐẦU CHO ĐẾ QUỐC THỰC DÂN ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI.
#trungđại #phươngTây
Vào ngày này đúng 615 năm trước, quân đội Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của vua João I đã mở 1 cuộc tấn công bất ngờ và chiếm được thành phố Ceuta(bắc Morocco). Sự kiện này thường được cho là mở đầu cho sự hình thành của đế quốc Bồ Đào Nha- một trong những đế quốc thực dân đầu tiên và có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Sau khi đánh đuổi người Hồi giáo khỏi đất nước vào năm 1249, Bồ Đào Nha rơi vào cảnh không còn lãnh thổ để mở rộng, khi mà bên kia biên giới là vương quốc Castile hùng mạnh (nay thuộc TBN). Điều đó cùng với tham vọng mở rộng đất đai sang các quốc gia Hồi giáo ở Bắc Phi đã khiến cho BĐN, ngay từ thế kỉ XIV, xây dựng mục tiêu đánh chiếm các cảng Bắc Phi(nhất là Ceuta), vốn là điểm dừng của tuyến thương mại xuyên Sahara. Tuy nhiên,cái chết Đen cùng với các cuộc chiến liên miên với Castile, (nổi bật là trận Aljubarrota năm 1385, khi vua nước này đòi quyền thừa kế ngai vàng Bồ Đào Nha) đã khiến cho mãi đến đầu thế kỉ XV, kế hoạch này mới bắt đầu được thực hiện.
Sau khi chuẩn bị kĩ lưỡng, vua João I đã cùng với 3 hoàng tử của mình đem 45000 lính cùng với 200 tàu (một số nguồn cho là hơn 20000 lính) tấn công Ceuta vào cuối tháng 7 năm 1415. Đến đầu tháng 8, hạm đội BĐN đã có mặt ngoài khơi Ceuta, nhưng mà đến lúc này thì thống đốc thành, do nhận được tin báo quân địch sắp đến, đã chuẩn bị lực lượng phòng ngự. Quân BĐN buộc phải tạm rút lui, và quan thống đốc, cho rằng nguy hiểm đã qua, liền giải tán phần lớn binh lính. Vài ngày sau khi hạm đội quay lại thì quân trong thành hoàn toàn bị bất ngờ, và chỉ trong một đêm, toà thành buộc phải đầu hàng. Cướp bóc diễn ra ngay sau đó, và theo nhà sử học Zurara, ”nhà kho trong thành bị đốt phá gần hết, với những túi gia vị bị chọc thủng, tiêu và quế bị đổ ra ngoài đường khiến không khí thấm đẫm mùi gia vị”. Vua João sau đó quyết định rút quân khỏi thành, chỉ để lại 1 đội quân hơn 2500 người nhằm bảo vệ thành này.
Tuy cả chiến dịch tấn công thành phố chỉ kéo dài trong vài tuần, nhưng việc chiếm đóng nó đã để lại hệ quả lâu dài với Bồ Đào Nha. Nó mở đầu cho sự chiếm đóng của Bồ Đào Nha trên đất Morocco trong suốt 350 năm, mà đỉnh cao là trận Alcácer Quibir(https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/?post_id=1235495993468368). Tuy nhiên, thay vì nhận được nguồn lợi to lớn từ thành phố, chiếm đóng Ceuta lại gây nhiều khó khăn cho B ĐN khi mà các đoàn thương buôn xuyên Sahara, không muốn buôn bán trên đất Kitô giáo, đã chuyển sang các cảng biển Bắc Phi khác. Trước tình hình đó, hoàng tử Henry(vốn bị thương trong trận này) đã quyết định đầu tư vào thám hiểm trên biển, thay vì tiếp tục mở rộng trên đất liền. Chính việc này đã góp phần cho B ĐN trở thành đất nước tiên phong trong kỉ nguyên Khám phá, với những nhân vật lỗi lạc như da Gama hay Bartholomeu Dias, và xây dựng một đế quốc hùng mạnh,với lãnh thổ và ảnh hưởng rộng khắp trong các thế kỉ tiếp theo.
P/s: Về số phận của Ceuta, người Bồ Đào Nha giữ được thành phố đến năm 1668, khi mà thành phố này là nơi duy nhất của BĐN trung thành với Tây Ban Nha khi BĐN nổi dậy giành độc lập từ tay nhà Habsburg. Từ đó đến nay xứ này thuộc đất TBN, và cùng với Melilla là 2 thành phố của EU trên đất châu Phi. Về phía Morocco thì từ khi mất thành cho đến nay luôn nỗ lực đòi lại(chủ yếu bằng vũ lực), đỉnh điểm là cuộc bao vây kéo dài hơn 30 năm(1694-1727)-được coi là cuộc bao vây dài nhất trong lịch sử nhân loại- nhưng không chiếm nổi thành. Cho đến nay, Morocco vẫn tuyên bố chủ quyền với Ceuta, và nơi đây vẫn gây căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với TBN.
Nguồn:
-Wikipedia;
-A history of Portugal and the Portuguese Empire, quyển 2 của A.R.Disney.
Ảnh:
-Vị trí của Ceuta trên bản đồ;
-Tranh minh họa hoàng tử Henry dẫn quân chiếm Ceuta.