Cuộc chiến tranh xác lập vị thế Đế quốc của Đại Việt ở Đông Nam Á thế kỷ 15:
Chiến tranh Voi Trắng ( 1478 – 1480 ) là cuộc chiến tranh quy mô nhất của Đại Việt ở nước ngoài thời kỳ phong kiến, giữa một bên là Đại Việt của hoàng đế Lê Thánh Tông, và bên kia là Liên minh Lan Xang, Muang Phan, Lan Na – các vương quốc có lãnh thổ ngày nay là Lào, Thái Lan, Myanmar.
Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 1460s, khi Lê Thánh Tông trở thành hoàng đế Đại Việt, ông bắt đầu để ý đến những vùng đất xung quanh. Các vùng lãnh thổ phía tây bắt đầu bị thôn tính, sáp nhập hoặc phải chấp nhận sự bảo hộ của Đại Việt. Tuy nhiên, Lê Thánh Tông vẫn chưa quyết định tiến hành chiến tranh với Lan Xang do lo ngại mối đe dọa từ nhà Minh và Champa. Năm 1471, Đại Việt phát động cuộc tấn công vào Champa và nhanh chóng đè bẹp vương quốc này, vùng lãnh thổ phía Nam được yên ổn.
Năm 1478, vua Lê Thánh Tông yêu cầu quốc vương Lan Xang phải triều cống. Tuy nhiên, Lan Xang đã gửi lễ vật là một chiếc rương chứa…phân voi trắng. Nổi giận, Lê Thánh Tông quyết định phát động cuộc chiến tranh tổng lực vào Lan Xang. 2 đồng minh của Lan Xang là Muang Phuan và Lan Na quyết định tuyên chiến với Đại Việt, cuộc chiến tranh bùng nổ.Với sức mạnh quân sự áp đảo và tài thao lược của các tướng, Đại Việt đã giành chiến thắng cuộc chiến này. Một phần lãnh thổ Lan Xang sáp nhập vào Đại Việt mà ngày nay là vùng Tây Nghệ An, phần còn lại được tiếp tục giữ nguyên nhưng phải triều cống Đại Việt.
Kết thúc cuộc chiến, Đại Việt trở thành vương quốc mạnh nhất Đông Nam Á, trong 2 thế kỷ tiếp theo, họ đã tiến hành mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Các nước Xiêm La( Thái Lan), Trảo Oa, Lộ Lac( Malaysia, Indonesia) cũng phải cử sứ thần sang thông hiếu Đại Việt. Ngay cả nhà Minh trong cuộc chiến tranh Voi Trắng cũng chỉ gửi thư trách móc, chứ không có hành động gì.
Đế quốc đông lào bá từ trong trứng ??
Nguồn : j2team
#linhtinh
#lichsu