Cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và những con số đáng kinh ngạc

Quân đội lớn nhất

Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, số cựu chiến binh tại Liên Xô thậm chí còn nhiều hơn dân số của Mexico. Quân đội Liên Xô được biết đến là một lực lượng “đa dân tộc”, bao gồm không chỉ người Nga mà còn người Ukraine, Armenia, Do Thái, Gruzia, Belarus, Litva, Ba Lan và vô số các dân tộc khác.

Trong khoảng 190 triệu người, có hơn 11% phục vụ trong quân đội, và đa phần trong số đó đứng trong hàng ngũ Hồng quân. Trong chiến tranh, có thêm khoảng 30 triệu nam giới nhập ngũ ở Liên Xô bên cạnh 4,8 triệu người đang tại ngũ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào năm 1941.

Thương vong lớn nhất

  • Dù sở hữu lực lượng quân đội có quy mô lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng Liên Xô lại là quốc gia chịu tổn thất nghiêm trọng nhất. Khoảng 10,7 triệu binh sỹ hy sinh và khoảng 24 triệu công dân Liên Xô bị thiệt mạng trong cuộc chiến này.
  • Xe tăng, máy bay được sản xuất với số lượng lớn chưa từng có
  • M4 Sherman là loại xe tăng nổi tiếng của Mỹ trong thế chiến thứ hai, sở hữu hỏa lực khá tốt, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao. Mỹ đã sản xuất hơn 50.000 chiếc xe tăng M4 Sherman từ năm 1942 đến 1945. Đây cũng là loại xe tăng duy nhất sử dụng trong tất cả các trận đánh.
  • Không chỉ riêng Mỹ, mà Anh, Pháp, Canda, thậm chí cả Trung Quốc và Liên Xô đều sử dụng xe tăng này. Dù lỗi thời và thua kém về hỏa lực so với các xe tăng được sản xuất ở giai đoạn cuối cuộc chiến tranh của phát xít Đức, nhưng M4 Sherman lại dễ bảo trì và có thể được sửa chữa ngay trên chiến trường.
  • Trong chiến dịch ném bom chống lại phát xít Đức và phát xít Nhật, máy bay ném bom hạng nặng B-24 đã phát huy hiệu quả tối đa và được mệnh danh là “những chú ngựa thồ trên chiến trường” . Trong suốt Thế chiến thứ 2, có khoảng 12.000 chiếc B-24 phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ. Giống như xe tăng M4 Sherman – máy bay này cũng được sử dụng trong mọi chiến dịch.

Những con số này, những câu chuyện kia về Thế chiến 2 dường như đều chưa nói lên được sức khốc liệt của nó. Nếu bạn có cơ hội được nghe một người lính đxa trở về từ những trận chiến khốc liệt đó chắc sẽ không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng về những chuyện mà họ đã gặp. Nhưng thường thì chúng ta sẽ có ít cơ hội đó, mình thì có cơ hội đó qua một cách khác, mình đang đọc cuốn sách Thế chiến thứ hai của tác giả Anthony Beevor – ông là một người lính đã từng tham gia phục vụ quân đội nên giọng văn và cách kể chuyện của ông khiến ta hiểu rất rõ sự bi thương mà chiến tranh đã đem lại. Cuốn sách này sẽ đưa chúng ta vào một đoạn thời gian đẫm máu, khốc liệt và để lại nhiều hệ lụy nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, bắt đầu từ cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 cho đến khi Mỹ sử dụng bom nguyên tử để buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14 tháng 8 năm 1945 và hậu quả mà toàn bộ cuộc đại chiến này để lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *