Trường hợp 1: Vì họ không bằng con trai nên đã trút giận lên những người cùng giới.
Trường hợp 2: Vì bị cô gái khác ức hiếp nên họ phải trút sự bất hạnh của mình lên “cô gái” khác.
—
Có thể là do cô gái kia cao hơn, xinh đẹp hơn hoặc biết một loại nhạc cụ nào đó (một trong ba điều trên) thì liền không thân thiện với đối phương, thậm chí là nói xấu sau lưng. Đôi khi bạn thậm chí không biết tại sao bạn lại xúc phạm người ta nữa.
—
1. Ghen tị.
Khi người khác có “những thứ” mà bản thân không có, hiển nhiên họ sẽ nghĩ rằng người ấy đã có được chúng bằng những cách không chính đáng.
2. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
Cũng như vậy, đàn ông nếu phạm sai lầm thì dễ được tha thứ, nhưng khi đặt lên người đàn bà thì sẽ bị phóng đại quá mức, còn bị công kích, chửi rủa. Trong số đó, đối tượng bị công kích mạnh nhất thường là phụ nữ. (Ví dụ, ngoại tình chẳng hạn)
3. Hai phụ nữ có quan hệ với cùng một người đàn ông.
“Cùng là đàn bà con gái tội gì cứ luôn làm khó nhau” giống như quan hệ mẹ chồng con dâu vậy. Đều nói “con dâu nghìn năm thành mẹ chồng”. Nhưng phụ nữ, khi đã lên chức mẹ chồng, sao lại phải làm khó con dâu? Rõ ràng bản thân khi làm con dâu cũng đã chịu uất ức, vậy mà lại muốn áp đặt lên con dâu cái kiểu “đau khổ” này. Cũng giống như nhiều bà mẹ chồng, họ hay phàn nàn về việc chồng không giúp mình việc nhà, nhưng đồng thời chính họ cũng đang giáo dục con trai rằng “đàn ông không cần vào bếp”, Ủa logic??
—
Tôi thấy có câu thế này: Đừng bao giờ đoán tâm tư của nữ nhân!
Tôi chỉ có thể nói rằng tôi sẽ không tự nhiên đi gây rắc rối cho người khác. Ai có thể đoán được tâm tư của mấy bà chị hay đi gây chuyện với phụ nữ chứ.
Không bằng thư giãn đầu óc, mỉm cười nhìn cuộc sống, trong lòng sẽ không mệt mỏi như vậy.
—
Vì nhiều người cảm thấy hài lòng về chính mình, nhưng “cô ta dựa vào đâu mà ưu tú hơn mình hay được mọi người khẳng định? Rõ ràng mình cũng không thua cô ta, Tại sao mình lại luôn bị lãng quên?”
Tham khảo chuyện của Băng Tâm và Lâm Huy.
Trời sinh, những người cùng giới thì đẩy nhau.
Đương nhiên, với những người ưu tú hơn mình rất nhiều, bản thân không đuổi kịp khoảng cách, thì sẽ bài xích và ghen tị với họ.
—
Tôi là phụ nữ, nhưng tôi rất khó chịu với phụ nữ. Điều tôi cảm thấy trong nhiều năm qua là phụ nữ luôn làm khó dễ đối với phụ nữ. Tôi cũng thực sự không hiểu.
Dù là công việc, cuộc sống hay học tập, nhóm nam luôn có thể cùng nhau, nam sẽ bảo vệ nam, nhưng ngược lại nữ sẽ chà đạp lên nữ.
Trong đó có tính gia trưởng, phụ nữ luôn phải tuân theo “tam tòng tứ đức”, phụ nữ phải chu toàn cho gia đình và chăm sóc gia đình chu đáo, phụ nữ phải giáo dục con cái, vv. Về cơ bản, chính phụ nữ là người đưa ra những điều này và cũng chính phụ nữ là người áp đặt những điều này lên phụ nữ.
Nếu bạn để một người thanh niên và một ông già cùng nhau, bạn có thể thấy rằng điều mà ông già nói với người thanh niên là họ đã trải qua những bẫy nào trước đây và nên tránh chúng như thế nào. Nhưng nếu đó là một cô gái và một bà già, thì bà già sẽ dạy cô gái cách sinh con trai, cách chăm sóc tốt gia đình, cách lấy lòng mẹ chồng…
Trong toàn bộ xã hội này, ác ý của phụ nữ đối với phụ nữ là vô hình và sâu sắc hơn cả với đàn ông.
—
Ức hiếp trẻ con và người già thì bị nói là không có lương tâm. Bắt nạt đàn ông con trai thì không đánh lại. Vì vậy, chỉ có thể kiếm chuyện với “đồng loại”.
—
Bởi vì con gái luôn thích giữ điều mình ghét trong lòng…
—
Không chỉ là con gái mà cả đàn ông con trai cũng vậy mà. Không phân biệt giới tính.