CONSTANTINOPLE, THỦ ĐÔ CỦA BYZANTINE, HAY LÀ THÀNH PHỐ LỚN NHẤT THỜI TRUNG CỔ Ở CHÂU ÂU, ĐÃ PHẢI SỤP ĐỔ HAI LẦN.
——
CƯỚP PHÁ CONSTANTINOPLE (1204)
– CÁI KẾT CỦA SỰ ĐỐI ĐẦU TÔN GIÁO –
—————————————–
Sơ lược:
▪ Sự kiện Constantinople vào tháng tư năm 1204 diễn ra trong thời gian xảy ra cuộc thập tự chinh lần thứ tư. Và cũng là cách người Công giáo La Mã thể hiện quyền lực bảo vệ tín đồ của mình khỏi sự thù địch có phần đi ngược lại các nỗ lực hàn gắn hai tôn giáo từ phía Tây Châu Âu (Công giáo Latin) của Hoàng Đế Byzantine.
▪ Cuộc tấn công (hay là cướp phá) kết thúc bằng việc Quân Thập tự chinh chiếm đóng thành phố và Baldwin của Flanders lên ngôi Hoàng đế Baldwin I của Constantinople tại thánh đường Hagia Sophia.
——————
DIỄN BIẾN NGOẠI GIAO TRƯỚC CUỘC CHIẾN
▪ Có các sự kiện vốn hằn sâu vào tâm chí hai Thế giới Đông Tây Châu Âu từ rất lâu về trước gián tiếp gây ra các hành động thù địch lẫn nhau :
– Ly giáo Đông Tây
– Các hành động hỗ trợ được hứa và cam kết từ phía Byzantine cho quân Thập tự chinh không được đảm bảo (nên nhớ. Thập tự chinh là lời mời của Hoàng Đế Byzantine)
– Các lãnh thổ Thập tự chinh mọc lên trên các vùng đất cũ của Byzantine mà không được bàn giao như đã định ước.
– Sự chèn ép về giao thương và sức mạnh hải Quân của các cường quốc hàng hải Latin với người Đông La Mã.
▪ Về những hành động thù địch trực tiếp đã gây ra cuộc cướp phá này. Lịch sử ghi nhận nó đến từ Phía Hoàng Đế Byzantine Andronikos Komnenos, khi mà vào năm 1182, đã ra lệnh thảm sát toàn bộ cư dân gốc Latin (Phía Tây) trong thành phố. Và hủy diệt các nhà thờ Công giáo La Mã cuối cùng còn nằm lại sau Đại Ly Giáo Đông Tây. Để trả thù cho sự kiện này. Phía Tây đã mở cuộc Cướp Phá Thessalonica của người Norman.
▪ Hai sự kiện này đã dẫn đến việc kiềm chế giữa hai vùng Đông Tây, các hiệp định thương mại và cam kết quân sự đã được tạm nối lại. Tuy nhiên sự thù địch ở hai bên vẫn lớn và sẵn sàng có 1 cuộc xung đột giải quyết mâu thuẫn trong tương lai.
▪ Năm 1203, Quân thập tự chinh đã sẵn sàng cho 1 cuộc tấn công thành phố bằng 1 cuộc vây hãm đe dọa. Phía Byzantine phải cho Alexios Angelos lên ngôi Hoàng đế (Alexios IV), vị hoàng đế đã cố gắng làm dịu lại những cuộc xung đột của người Hy Lạp nhắm vào những công dân Latin và sự thù địch với Thập tự quân. Lúc này dân chúng Byzantine không có thiện cảm với vị Hoàng Đế này.
▪ Ngày 25 tháng 1 năm 1204, Cựu hoàng Isaac II mất. Trong thành phố đã xảy ra bạo loạn tấn công các cư dân Latin, người dân đã tuyên bố phế truất Alexios buộc nhà vua phải yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội Thập tự chinh đang đóng trong bên ngoài thành phố.
▪ Tuy nhiên ngự y của Byzantine, Alexios Doukas đã tuyên bố mình là Hoàng Đế và giam giữ Hoàng đế tiền nhiệm. Ít lâu sau Alexios IV bị treo cổ. Vị hoàng đế mới đã đi ra thương lượng yêu cầu Quân thập tự chinh rời khỏi ngoại vi thành phố mà không trả 1 đồng tiền nào đã hứa từ người tiền nhiệm. Quân Thập tự chinh từ chối. Họ phải trả thù cho Alexios IV và đòi lại khoảng phí phải có.
▪ Ngay sau đó, quân thập tự chinh và những người lãnh đạo là các quý tộc Venice đã lên kế hoạch tấn công nhằm chinh phục hoàng toàn Đông La Mã, chia các vùng kiểm soát và nhanh chóng thu lại số tiền đã cho Byzantine vay từ lâu.
————
CUỘC VÂY HÃM
▪ Lực lượng (theo nguồn Wikipedia – tiếng Anh -)
– Phe Thập Tự Quân. Và các lãnh đạo là các quý tộc Venice: 22.000 quân, 60 phương tiện công thành, 150 tàu chiến
– Phe Byzantine: 15.000 quân, 20 phương tiện phòng thủ.
▪ Vào tháng 3, quân thập tự chinh đã tổ chức 1 cuộc vây hãm xung quanh các vị trí hiểm yếu mà thành phố có thể truy cập nguồn tiếp tế từ bên ngoài. Dàn quân từ Thị trấn Galata, bằng qua Golden Horn.
▪ Phía Hoàng Đế Alexios V, ông tổ chức tái củng cố phòng thủ xung quanh thành phố này. Trong khi mở các cuộc thương lượng đàm phán với Quân đội Thập tự.
▪ Phía Thập tự quân đã cố gắng mở một cuộc tấn công vào Tây Bắc thành phố, bằng các con tàu. Tuy nhiên tại Golden Horn. Họ đã bị đẩy lui khi quân đổ bộ bị (tẩy sạch) trong lúc vừa mới bước lên bãi đất trống gần bờ biển xung quanh các công sự Byzantine. Nơi tập trung bộ binh Byzantine và cung thủ hạng nặng của họ
——-
Bonus: ai đó hỏi vai trò Giáo Hoàng đâu.
▪ Tôi phủ nhận vai trò của Giáo Hoàng nhé. Trước đó trong cuộc tấn công Zara của Quân thập tự chinh với người Hung. Giáo hoàng đã đe dọa và định vạ các lực lượng thập tự chinh tham gia các chiến dịch chống lại Phía Đông. Ngài phản đối hành động này.
…….(còn tiếp)…….
Lam