Công nghệ khiến tù nhân ngồi tù 1.000 năm trong 8 tiếng

Trên thế giới, các án tù nghìn năm không hề hiếm, chẳng hạn như Abdulkadir Masharipov (Thổ Nhĩ Kỳ – 40 bản án chung thân cộng 1.368 năm), Martin Bryant (Úc – 35 bản án chung thân cộng với 1.035 năm không ân xá), Charles Scott Robinson (Mỹ – 30.000 năm),…

Với tuổi thọ hiện tại của con người, rất khó để những tù nhân như vậy chấp hành toàn bộ bản án phải nhận. Tuy nhiên các nhà khoa học tuyên bố công nghệ sinh học trong tương lai có thể được sử dụng để đánh lừa tâm trí tù nhân rằng hắn đã thụ án 1.000 năm.

Triết gia Rebecca Roache đứng đầu một nhóm học giả tập trung vào cách thức công nghệ tương lai có thể biến đổi hình phạt. Tiến sĩ Roache tuyên bố án tù của những tội phạm nghiêm trọng có thể trở nên tồi tệ hơn bằng cách kéo dài cuộc sống của họ.

Phát biểu với tạp chí Aeon, Tiến sĩ Roache cho biết các loại thuốc có thể được phát triển để bóp méo tâm trí của tù nhân, khiến thời gian đối với họ trôi qua chậm hơn.

“Có một số loại thuốc thần kinh làm sai lệch ý thức về thời gian của con người, vì vậy bạn có thể phát triển một loại thuốc viên hoặc chất lỏng khiến ai đó cảm thấy như họ đang thụ án 1.000 năm,” Rebecca Roache nói.

Một kịch bản khác được đề xuất là tải tâm trí con người lên máy tính để tăng tốc độ hoạt động của tâm trí. Nữ tiến sĩ viết trên blog của mình:

“Nếu tốc độ tăng lên là hệ số một triệu, thì một thiên niên kỷ tư duy sẽ được hoàn thành trong tám tiếng rưỡi… Tải lên tâm trí của một tên tội phạm bị kết án và chạy nó nhanh hơn một triệu lần so với bình thường sẽ cho phép tên tội phạm chấp hành bản án 1.000 năm trong 8 tiếng rưỡi. Rõ ràng công dân đóng thuế sẽ tin rằng làm vậy sẽ rẻ hơn nhiều so với việc kéo dài tuổi thọ của bọn tội phạm để chúng có thể thụ án 1.000 năm trong thời gian thực.”

Rebecca Roache nói thêm:

“Đối với tôi, những câu hỏi về công nghệ này rất thú vị vì chúng buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về hình phạt hiện tại. Khi chúng ta tự hỏi liệu việc áp dụng một công nghệ nào đó lên ai đó có phải là vô nhân đạo hay không, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta sợ hãi không phải chỉ vì nó không quen thuộc.

Có thực sự ổn không khi nhốt ai đó trong phần tốt đẹp nhất của cuộc đời duy nhất mà họ từng có, hay việc mày mò bộ não của họ và giải thoát họ là nhân đạo hơn? Khi chúng tôi đặt câu hỏi đó, mục tiêu không chỉ đơn giản là để tưởng tượng ra một loạt các hình phạt trong tương lai – mục tiêu là nhìn vào các hình phạt ngày nay qua lăng kính của tương lai.”

Nguồn: The Telegraph

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *