Tiberius Gracchus – một vị quan hộ dân La Mã – bị các nguyên lão La Mã đánh bằng gậy cho đến chết. Thi thể của ông bị vứt xuống dòng sông Tiber không chút thương tiếc. Sự việc xảy ra vào năm 133 – TCN.
Chủ mưu là người em họ của ông : Publius . Điều đáng nói là những người giết ông và bản thân nạn nhân đều là tầng lớp quý tộc La Mã. Tiberius là hậu duệ của lãnh tụ lừng lẫy Paullus – vị anh hùng trong chiến tranh Punic thứ II. Điều gì đã khiến những người có xuất thân giống như ông lại giết chết ông ?
Nguyên nhân chính đó là Tiberius đã đứng lên chống lại Viện nguyên lão vì một vấn đề thiết yếu thời ấy : Phân bổ lại đất đai cho dân thường La Mã.
Vào thời Tiberius, La Mã là một nền Cộng hoà kì cựu. Người dân La Mã thành lập nền Cộng hoà thông qua việc lật đổ Hoàng đế Lucius . T . Superbus vào khoảng 510 TCN. Nhà nước Cộng hoà đã thiết kế với nhiều yếu tố dung hợp: Được cai quản bởi các phán quan bầu chọn theo nhiệm kì 1 năm. Thể chế cộng hoà bao gồm một hệ thống kiểm soát các đối trọng, giúp phân phối quyền lực rộng rãi.
Người dân có cơ quan lập pháp riêng để bầu chọn vị quan hộ dân người có quyền phủ quyết các phán quan và đề xuất lập pháp. Cơ quan này gọi là Hội đồng bình dân. Quyền lực của họ được hình thành thông qua việc ly khai, một hình thức đình công của dân chúng trong đó có cả các chiến binh bằng cách lui về một ngọn đồi bên ngoài thành phố. Nhờ vậy vào thế kỉ 5 TCN yêu sách của người dân đã được đáp ứng.
Thể chế dung hợp này đã tạo điều kiện cho mỗi công dân La Mã có quyền phát triển kinh tế của riêng mình. Nhờ vậy kinh tế Cộng Hoà La Mã phát triền phồn thịnh. Đế quốc là mạng lưới các thành phố cảng trải dài từ Athens, Antioch, và Alexandria qua Rome, Carthage và Cadiz kéo mãi đến tận Luân Đôn phía Tây.
Từ các con tàu đắm được xác định bởi nhiều phương pháp xác định niên đại rất cẩn thận người ta thấy được số lượng của cải cống nạp cho Rome rất phong phú đa dạng, ngũ cốc và dầu oliu được mang về phân phối miễn phí cho người dân thành phố. Các hàng hoá này nhiều đến nỗi những chiếc vò gốm đựng hàng bị vứt đi đã tạo thành ngọn đồi Monte Tetasccio ( Núi gốm).
Ngoài ra từ phương pháp xác định độ ô nhiễm chì, đồng, bạc trong không khí từ các lõi băng Greenland người ta đã thấy được nồng độ ô nhiễm tăng từ thế kỉ 5 TCN và đạt đỉnh ở Tk 1 . Trùng với thời kì Cộng hoà La Mã- một bằng chứng về các nghề liên quan đến kim loại như khai khoáng, luyện kin trong giai đoạn Cộng hoà La Mã ( hàm lượng này chỉ tăng trở lại sau tk 13)
Nhưng Cộng hoà La Mã bắt đầu suy yếu khi một nhóm nhỏ viện Nguyên Lão đã tìm cách chiếm đoạt một lượng đất đai và điền trang lớn, cũng như tìm cách đàn áp các ý tưởng cải cách ruộng đất.
Tranh giành này đã khiến cho các lực lượng trong Xh ủng hộ Julius Cesar và năm 49 TCN ông đưa quân băng qua Rubicon – Con sông ngăn cách Ý với các tỉnh xứ Gaul phía nam dãy Alps. Một cuộc nội chiến xảy ra, cho dù Cesar chiến thắng nhưng ông đã bị ám sát vào năm 44 TCN do Brutus và Cassius cầm đầu.
Nền cộng hoà đã không bao giờ được tái lập kể từ sau sự kiện này. Nó dần chuyển sang chế độ Nguyên thủ rồi là một đế quốc trần trụi.
Sự đi xuống của La Mã bắt đầu từ đây.
– Tóm tắt từ sách ” Vì sao các quốc gia thất bại” – Chương 6 : Phân hoá Thể chế.
* Lời bình: Cộng hoà La Mã là thành tựu về thể chế tốt nhất trong lịch sử La Mã. Chế độ này, dù không tính đến quyền lợi của nô lệ và vẫn tập trung tài sản trong tay một nhóm nhỏ, nhưng nó đã tạo cơ chế cho sự kiểm soát và phân phối tài sản, quyền lực một cách công bằng nhất trong thời bấy giờ.
Cộng hoà La Mã bị thay thế bởi một chế độ chuyên quyền hơn đã khiến cho nó dần bị chia tách và suy yếu ( nội dung ở phần 2)