cong-chuc-xa-khong-co-bang-dai-hoc-chua-chac-da-bi-tinh-gian-bien-che

Công chức xã không có bằng đại học chưa chắc đã bị tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế: Sẽ có tiêu chuẩn chung cho công chức các cấp từ trung ương đến địa phương

Chia sẻ thêm với PV Báo Dân việt, ông Trần Anh Tuấn – Nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ – Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, cho rằng Nghị định 33 đặt ra nhiều vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, ông từ chối bình luận về vấn đề “chuẩn hóa trình độ chuyên môn” của công chức cấp xã.  

Ông Tuấn nói: “Tôi cho rằng Nghị định 33 có nhiều vấn đề. Nhưng đã là cán bộ công chức, hoạt động công vụ thì cần có tiêu chuẩn chung. Không thể nói vì anh là cán bộ xã thì phải hạ tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn với cán bộ huyện, cán bộ công chức tỉnh được”.

tinh giản biên chế

Ông Trần Anh Tuấn chia sẻ về việc cần có “tiêu chuẩn chất lượng chung” cho công chức, viên chức từ trung ương đến địa phương. Ảnh: NN

Ông Tuấn cũng cho biết, hiện nay Bộ Nội vụ và cả Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam đang nghiên cứu, xây dựng Đề án liên thông cán bộ cấp xã phường, thị trấn, cấp huyện cấp tỉnh. Theo đó, đề án sẽ đề ra một loạt những tiêu chuẩn chung cho đội ngũ cán bộ từ cấp xã, phường tới cấp huyện, tỉnh và trung ương.  

“Muốn bỏ sự phân biệt giữa cán bộ, công chức cấp xã phường với cấp cao hơn, thì cần phải có quy chuẩn chung, tiêu chuẩn đầu vào giống nhau. Đưa ra quy chuẩn, 1 tiêu chuẩn chung khi tuyển dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng công chức, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ”, ông Tuấn nói.

Muốn tinh giản biên chế công chức, phải dựa trên nhiều yếu tố

Bình luận thêm về ý kiến này, một số các chuyên gia cho rằng chuẩn hóa trình độ đại học cho công chức cấp xã làm được thì tốt, nhưng quan trọng hơn là phải làm tốt công tác đánh giá phân loại năng lực của công chức cấp xã phường. Bởi vì, đâu phải cứ có bằng đại học là sẽ làm tốt mọi việc.

Công chức xã không có bằng đại học chưa chắc sẽ bị tinh giản biên chế - Ảnh 2.

Chuẩn hóa trình độ đại học cho cán bộ xã nhất là với xã vùng sâu vùng xa là rất khó khăn. Ảnh: NN

Thực tế, giờ bằng cấp không thiếu, chưa kể nhiều người dùng bằng cấp không thật. Trong khi đó, năng lực thì không phải ai cũng có, mà làm việc thì cần năng lực không ai cần bằng cấp.

Bởi vậy cũng cần linh hoạt trong khâu thực hiện. Không thể vì không có bằng cấp đại học mà xét đưa họ vào diện tinh giản biên chế hay cho nghỉ hưu sớm được.

Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ cần nhiều điều kiện, căn cứ vào đó mới xét đến việc có nên tinh giản, cho nghỉ hưu sớm cán bộ, công chức, viên chức đó hay không.

Bàn thêm về chuẩn hóa trình độ đại học cho cán bộ, công chức cấp xã nhiều chuyên gia cũng cho rằng, điều này chỉ có thể thực hiện tốt ở các xã đồng bằng, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển. Với các xã vùng núi, vùng sâu vùng xa, ven biển hải đảo thì thật sự là khó khăn. Bởi vì lâu nay dù đã có các chính sách khuyến khích, ưu tiên nhằm “chiêu mộ người giỏi” nhưng rất ít người có trình độ đại học về đây công tác. 

Nghị định 33/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2023. Ngoài nội dung quy định chuẩn hóa trình độ đại học cho công chức cấp xã, nghị định còn quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí, chức danh lãnh đạo cấp xã; quy chế tuyển dụng; chế độ tiền lương; thời giờ làm việc… đối với công chức xã.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *