DEADLINE, tức ranh giới của cái chết. Nếu không hoàn thành xong trước deadline nghĩa là bạn đã bước 1 chân sang thế giới của sự “tang thương”
À mà khoan vội chết đã, vẫn có cách đối phó với nỗi ám ảnh mang tên “deadline” này!
A. KHI CHỈ CÒN 1 TIẾNG TRƯỚC DEADLINE
Nếu bạn chỉ còn 60 phút để viết xong một bài báo cáo, trả lời những email khẩn cấp, đồng thời phân công lịch luyện tập trong tuần cho clb thể thao thì chắc hẳn số đông sẽ nghĩ làm cả ba việc cùng một lúc là phương án khả thi nhất khi phải chạy đua với thời gian. Nhưng việc làm quá nhiều việc cùng một lúc làm giảm khả năng tập trung, gia tăng những căng thẳng và khiến công việc bị trì trệ, tốn nhiều thời gian hơn.
Khi bạn chỉ còn có 60 phút:
1. Hệ thống lại to-do list
Tìm ra những việc thật sự quan trọng và tập trung vô hoàn thành chúng cho tốt
2. Thay đổi góc nhìn thời gian
Nghiên cứu của Đại học Duke chỉ ra rằng, khi các học sinh nghĩ rằng có 60 phút cho bài kiểm tra (thay vì 1 giờ), họ trở nên năng suất hơn bình thường.
3. Hãy hít sâu thở ra 10 lần
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hít thở sâu sẽ hỗ trợ kích hoạt hệ thống thần kinh cá nhân, giúp giảm thiểu cơn căng thẳng, tăng cường sự tập trung để hoàn thành công việc.
B. KHI BẠN CÒN MỘT NGÀY TRƯỚC DEADLINE
Một mẹo nhỏ dành cho bạn đó là hãy dừng việc tỏ ra bận rộn lại. Mặc dù làm việc xuyên trưa khiến chúng ta cảm giác hiệu suất lao động cao hơn, đồng thời cũng bớt tội lỗi hơn, trên thực tế, việc làm việc không ngừng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc nhiều hơn chúng ta nghĩ. Thay vào đó, bạn có thể:
1. Làm việc trong khoảng 90 phút
Hãy nghỉ giải lao một chút sau mỗi 90 phút làm việc. Những người làm việc theo cách này có 28% mức độ tập trung cao hơn so với người làm việc liên tục hoặc nghỉ ít.
2. Chọn môi trường làm việc phù hợp
Hãy chọn một khung cảnh thiên nhiên yên bình, sự tập trung của họ trở nên cao độ hơn, sự chính xác trong công việc cũng từ đó mà tăng theo.
3. Biết nên chú tâm vào những công việc nào
Hãy phân ra làm 4 nhóm: công việc khẩn cấp và quan trọng; công việc khẩn cấp nhưng không quan trọng bằng; công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp và công việc không khẩn cấp cũng chẳng quan trọng. Từ đó, sử dụng nó để xác định thứ tự ưu tiên công việc trong ngày.
©: Elleman
