Con người ta dần dần trở nên “mục ruỗng” như thế nào?

#1 Phải chăng bên cạnh mấy bồ có những người như thế này:

  1. Mười hai giờ đêm vẫn còn ôm điện thoại đọc tiểu thuyết ngôn tình hay chơi game không ngừng nghỉ.
  2. Những ngày nghỉ lễ chẳng mấy khi ra ngoài, thời gian rảnh đều dùng để xem show giải trí, đến bữa thì lại đặt ship đồ ăn.
  3. Ngày nào cũng trôi qua trong mơ mơ màng màng, làm việc máy móc, cứng nhắc, hết một ngày dài nhưng lại chẳng hay biết bản thân đã làm được những gì.
  4. Không có chính kiến, không có năng lực tư duy độc lập, dễ bị các tin tức trên mạng xã hội dắt mũi.

Trên đây đều là những biểu hiện thường thấy của một người đang trong quá trình bị “mục ruỗng”, dần trở nên tầm thường và vô hình.

Thật ra thì bản chất của quá trình “mục ruỗng” này rất đơn giản: bồ mải mê đắm chìm trong những thứ có tính “tiêu thụ” mà ít khi tạo ra những thứ có tính sáng tạo.

Với những người vẫn còn đang là học sinh, họ hay có kiểu tư duy quán tính là đợi chờ người khác nói cho mình đáp án, giống như khi mấy bồ học trên lớp có chỗ nào đó không hiểu sẽ mong ngóng giáo viên quăng đáp án ra cho ấy.

Điều đáng sợ của chuyện này đó là chúng ta hình thành thói quen bị người khác truyền đạt, nhồi nhét kiến thức và tin tức, từ đó dần mất đi năng lực tư duy của chính bản thân mình.

Trong cuộc sống, điều này được phản ánh qua việc chúng ta bị “tiêu thụ” bởi các nguồn thông tin trên trời dưới biển, chẳng hạn như:

  1. Mỗi ngày dành khá nhiều thời giờ để hóng hớt mấy chuyện buôn dưa lê của minh tinh giới showbiz.
  2. Tham gia diss người khác trong những trận war không hồi kết.
  3. Lướt newfeeds trong vô thức, để tâm đến những chuyện lông gà vỏ tỏi bé tí cỏn con
  4. Có được niềm vui ngắn ngủi tạm thời từ những show giải trí hay video clip ngắn.

Có những ngày sau khi tan làm về rất mệt, về đến nhà xong còn chưa tắm rửa, cũng chẳng buồn viết nhật ký đã mở Douyin ra lướt xem. Những thứ trên Douyin quả thực rất hay, đã thế app lại còn biết cách đưa những thứ tui thích nhất đẩy lên trên cùng cho tui xem.

Vèo một cái, thế là đi tong cả tiếng đồng hồ. Nhưng điều khiến tui lo lắng suy nghĩ hơn cả, là ngoại trừ vừa cười vừa xem video nhảy múa ca hát này nọ blah blah ra thì một tiếng đồng hồ này tui thật sự không biết bản thân mình đã làm cái gì. Những app kiểu này hút hết sạch thì giờ của tui, chẳng khác gì lỗ đen thời gian.

Trong khi tui có thể dùng thời gian của mình để nâng cao trình độ bản thân, thì vô tình tui lại lãng phí nó vào những chuyện không đâu.

Giống như lời thầy Tiếu Lai đã từng nói, ba bi kịch lớn nhất của đời người đó là: hóng hớt buôn dưa lê trong mơ hồ; vội vàng, sốt sắng chạy theo trend và làm tổn thương người khác. Theo tui thấy, ngoài ra còn phải có thêm “bất giác bị tiêu thụ”.

#2 Không thể phủ nhận rằng các hình thức giải trí hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng, xuất phát từ tính cách lười nhác của bản thân, tâm trí chúng ta rất dễ bị “tiêu hao” và hiếm khi nào làm được một việc gì đó thực sự có lợi cho bản thân.

Những việc này, thường khá khó khăn, giai đoạn đầu chẳng thấy vui vẻ chút nào hết, thậm chí còn khiến mấy bồ bực mình, tỉ như:

  1. Dành cả buổi chiều để đọc một tác phẩm kinh điển
  2. Toàn tâm toàn ý, nỗ lực và cố gắng đi yêu một người
  3. Căng óc ra để viết một bài văn hay hơn 2000 chữ
  4. Dồn hết tâm trí để làm một bữa cơm ngon miệng và lành mạnh

Những công việc này đều cần bồ sáng tạo, lợi ích có lẽ sẽ chẳng đến được trong ngày một ngày hai, không thể cho các bồ niềm vui ngắn ngủi nhất thời, nên chẳng mấy ai kiên trì nhẫn nại cả, vẫn cứ quen tìm đọc những tin tức lá cải linh tinh, chơi những trò có tính kích thích cao, hay đặt ship một bữa ăn chẳng hề đủ chất dinh dưỡng.

Con người ta dần trở nên “mục ruỗng” như thế nào nhỉ?

Là khi họ mải mê đắm chìm trong những chuyện đem lại sự thoải mái ngắn ngủi tức thời, ý chí và tâm trí dần dần rã đám, cuối cùng cơ thể trống rỗng, não bộ bị vét sạch, không hề còn hứng thú với bất cứ thứ gì, định làm thứ gì đó nhưng lại chẳng có sức lực, và rồi trở thành một thanh củi mục đúng nghĩa.

Tui từng đọc được một đoạn khá hay ho như vầy:

“Nếu bạn muốn quan sát xã hội này, vậy hãy đi xem thử những người bình luận trong các bài hot topic trên Weibo, theo chân họ, nhìn ngắm cuộc sống của họ, bạn sẽ phát hiện ra, những người này chẳng mấy ai là đáng tin cậy cả.

Bên cạnh đó, còn có một quy luật khá đáng sợ: tình trạng chẳng ra gì trong tương lai của người bình luận, gần như là tỉ lệ thuận với mức độ kịch liệt khi người đó cãi nhau.”

#3 Nếu như đọc xong những phân tích ở trên mà mấy bồ nhìn thấy bản thân mình ở trong đó thì cũng không cần phải lo lắng gì đâu nhé.

Bởi vì việc nhận thức được vấn đề chính là khởi đầu của sự thay đổi. Cứ mơ màng rồi tuột dốc không phanh mới là điều đáng sợ nhất.

“Mục ruỗng”, chỉ là trạng thái trước mắt thôi, chứ không có nghĩa là cả đời này đã toang hết đâu nha. Chỉ cần mấy bồ chấp nhận thay đổi, bất cứ lúc nào cũng có thể đứng dậy, sống một cuộc sống mới với một bản ngã mới.

Tui đề xuất 2 ý kiến be bé như vầy:

1. TRÁNH TIẾP NHẬN NHỮNG NGUỒN THÔNG TIN CÓ “MẬT ĐỘ THÔNG TIN THẤP” (LƯỢNG THÔNG TIN TRUYỀN TẢI ĐƯỢC TRONG MỘT ĐƠN VỊ NHẤT ĐỊNH); CẢNH GIÁC, GIỮ MỘT CÁI ĐẦU LẠNH VỚI NHỮNG TIN ĐỒN SHOWBIZ; CHUYỂN SANG QUAN TÂM NHỮNG TÁC PHẨM KINH ĐIỂN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG QUA THỜI GIAN.

VD như nếu muốn đọc sách thì hãy đọc những cuốn kinh điển hàng đầu chứ không phải những cuốn ngôn tình best seller; hay như xem những bộ phim chất lượng chứ không phải những chương trình giải trí không cần động não,…

Mấy bồ chủ động lọc bỏ tin tức bao nhiêu thì sức chú ý của mấy bồ càng được giữ lại bấy nhiêu, và bồ sẽ càng tiết kiệm được thời gian và sức lực quý báu của mình để đi kiếm tìm và “tiêu thụ” những thứ thật sự có giá trị.

2. BỚT LÀM NHỮNG CHUYỆN CÓ TÍNH “TIÊU HAO”, NÊN DỒN TÂM TRÍ CHO VIỆC SÁNG TẠO

Tất cả những chuyện có thể “dễ dàng đạt được thành tựu cao” các bồ đều cần phải cẩn thận. Vì những chuyện dễ dàng khiến bồ vui sướng, về sau cũng sẽ rất dễ khiến bồ đau khổ.

Đãi ngộ từ trên trời rơi xuống, cuốn tiểu thuyết viễn tưởng hoang đường hay tiền bạc kiếm được từ cá cược, vé số, đều có thể đem đến cho mấy bồ niềm vui tức thời, nhưng có thể bồ sẽ phải dùng hạnh phúc cả nửa đời sau để đánh đổi lại.

Đều là cạm bẫy cả đấy, đừng dại dột sẩy chân.

Chăm làm những thứ có tính sáng tạo, mới có thể có được hạnh phúc lâu dài và bền vững.

Dùng một năm để học một kĩ năng có ích, một tháng để tập một thói quen tốt, một tuần để xây dựng mô hình tư duy, một ngày để ở bên người bồ hằng yêu quý và một giờ để viết một trang nhật kí tường tận.

Thời gian càng trôi đi, mấy bồ sẽ càng nhận ra lợi ích mà những việc này đem lại, tin tui đi, chắc chắn đó.

Một người có thể đạt được thành tựu lớn đến nhường nào, điều kiện quan trọng nhất không phải là thiên phú trời ban, cũng chẳng phải ông trời rủ lòng thương, mà là họ dùng sức chú ý quý báu nhất của mình vào những việc có tính sáng tạo, hơn thế nữa còn bỏ ra tâm huyết và nghị lực vượt xa người bình thường.

Đừng hoang mang, rồi thời gian cũng sẽ cho các bồ một đáp án hoàn mỹ cả thôi ^^

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *