Nhà tôi bán rau, tôi cũng từng là một đứa trẻ như vậy.
Không phải tôi chê ba mẹ nghèo, không phải chê nhà mình bán rau, mà tôi sợ cảnh ba mẹ than khổ vì nghèo. Tôi đã ở nội trú tại trường từ năm cấp 2, tuần nào cũng cần mấy chục tệ tiền sinh hoạt, mẹ lúc nào cũng không nỡ chi ra, cứ nhấn mạnh nhà mình khó khăn lắm. Tôi biết là dù có bao tiền đi chăng nữa thì mẹ cũng vẫn cho tôi, nhưng mỗi lần mẹ than thở như thế, làm tôi phải đắn đo chi tiêu từng chút một, ăn cơm cũng tiết kiệm hết sức. Mỗi lần chỉ xin mẹ một ít, không muốn nhìn thấy cảnh làm khó mẹ. Bởi vậy, tôi lớn lên chẳng ra cái hình hài gì cả.
Từ nhỏ tôi đã quen với việc trông coi hàng rau nhà mình, người nào nhìn thấy cũng khen tôi hiểu chuyện. Lúc tôi học lớp 3 lớp 4, có một lần một mình trông hàng rau, có một người phụ nữ đã nhân lúc tôi bận bịu thì trộm đồ, tôi mượn điện thoại của chú hàng bên gọi điện cho mẹ ra cứu tôi, thì nghe thấy tiếng ba mẹ đang cãi nhau to tiếng ở nhà. Thời khắc đó tôi thật sự tuyệt vọng.
Mẹ có dạy tôi cách bán rau. Nếu có thối lại tiền lẻ thì thay bằng cà chua nhỏ cho họ, như vậy thì khỏi cần tìm tiền thối lại. Có lần tôi nghe theo và làm y chang vậy thì bị người mua cười cho một câu: “Mẹ con y như nhau”. Giọng điệu trào phúng khinh khi lạnh lùng.
Tôi ghét người ta hỏi tôi: “Hôm nay còn hành tây không?” khi tôi đang đi trên đường với bạn học.
Tôi ghét cảnh đứa bạn tôi thích thầm đi ngang qua và nhìn thấy tôi đang bán rau.
Tôi ghét cảnh mẹ tôi nghiến răng nghiến lợi than oán ba tôi không có bản lĩnh, than oán người ta xem thường mình.
Sự tự ti của con trẻ được lây truyền từ người lớn. Bạn có bao giờ than khổ khi con mình đòi tiền không? Bạn có bao giờ nghĩ rằng bạn muốn đi chơi, nhưng ai sẽ thay bạn bày hàng buôn bán chưa? Bạn có bao giờ tức giận hay ghen tỵ soi mói người có tiền hơn bạn chưa?
Trẻ con là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Thanh xuân của trẻ có yêu và cũng có ghét bố mẹ. Ghét bố mẹ, thực ra cũng là ghét chính mình.
Viết nhiều như vậy cũng để giải thích cho bạn hiểu hơn về tâm lí trẻ con. Nó không phải là không hiểu chuyện, không phải chê bạn nghèo, hay bị mất mặt, chỉ là nó đã dần trưởng thành, phải đối diện với thế giới không giống như lũ con nít nữa.
Vậy nên đừng khóc than trước mặt trẻ, đừng để chúng phải tiết kiệm thay cho bạn, chúng sẽ không đi du lịch, không xuất ngoại, không shopping; chỉ cần là một đứa trẻ biết hiểu chuyện. Bạn chỉ cần cho chúng biết, cho dù nhà mình điều kiện có hạn, nhưng ba mẹ vẫn là hậu thuẫn cho chúng mãi mãi về sau.
Sau cùng thì đừng nhấn mạnh rằng con cái phải biết ơn cha mẹ. Bạn sinh đứa con ra, nuôi lớn, không để chúng chịu đói chịu lạnh, chắc là không quá đáng đâu nhỉ! Biết ơn hay không cũng không phải dạy là hiểu liền. Gánh nặng cho trẻ nhỏ phải hiếu thuận, thế thì hãy xem bạn có hiếu thuận với người già hơn hay chưa! Trẻ nhỏ là mô phỏng của người lớn. Nếu nhà bạn chẳng bao giờ xảy ra chuyện con cái bất hiếu, thì cũng không cần lo lắng rằng liệu con mình có hiếu với cha mẹ không làm gì đâu.