Có thể bạn chưa biết: Con người chúng ta là những sinh vật có thể chạy đua đường trường thắng cả ngựa

Thoạt nhìn, cuộc thi Marathon Man vs. Horse hàng năm, diễn ra vào ngày 9 tháng 6 ở xứ Wales, có vẻ giống như một môn “thể thao” ngớ ngẩn được mang đến bởi cùng những bộ óc xuất chúng đằng sau trò “né.m ng,ư,ời lù,n” (những người mắc bệ,nh th,ấp lù,n sẽ mặc quần áo đệm bông, rồi được n,ém lên những tấm đệm) hay như trò “đấu vật trong hồ nước xốt thịt”. Nhưng khi nhìn qua lăng kính khoa học, cuộc thi marathon hài hước này lại là một trong số ít các môn thể thao không phải là trò hề: chúng ta chính là những vị vua và nữ hoàng đáng kính trên hành tinh khi nói đến chạy đường dài.

Cuộc thi marathon xứ Wales đã giúp chứng minh điều đó. Người khởi xướng nó là một chủ quán rượu người xứ Wales tên là Gordon Green. Một ngày vào năm 1979, ông tranh cãi với một người bạn về khả năng của con người và con ngựa khi chạy cự ly. Green khẳng định người có thể đánh bại ngựa khi quãng đường đua đủ dài, và để chứng minh quan điểm của mình, ông đã giúp khởi xướng cuộc thi chạy marathon vào năm 1980. Trong 24 năm tiếp theo, niềm tin của ông vẫn chưa được chứng minh khi các con ngựa luôn bỏ xa người vận động viên. Nhưng rồi điều đó cuối cùng đã xảy đến – vào năm 2004, một người Anh tên là Huw Lobb đã giành chiến thắng. Ba năm sau, Florian Holzinger của Đức đã vượt qua những con ngựa, cùng với một thí sinh loài người khác. Các phương tiện truyền thông như phát điên vì sự kiện này. 

Theo công trình nghiên cứu của nhà nhân chủng học Harvard Daniel Lieberman và nhà sinh vật học Dennis Bramble của Đại học Utah. Họ đã cùng nhau đề xuất trong một bài báo năm 2004 rằng chúng ta được tiến hóa ban tặng cho khả năng di chuyển cực kì xa. Đôi chân với sải chân dài của chúng ta có nhiều gân, cơ và dây chằng giống như lò xo, cho phép chúng ta tích trữ năng lượng đàn hồi trong thời gian ngắn khi đặt một chân xuống và ngay sau đó giật lại để giúp đẩy ta về phía trước. Điều cần nhấn mạnh là cơ chế lò xo này, những thớ gân Achilles to và khỏe của chúng ta, không được tìm thấy trong các tiền thân của con người như Chi Australopithecus (Chi người vượn phương Nam) – có vẻ như các loại gân cao cấp đã phát triển cùng với sự thích nghi khác để chạy khi chi Homo xuất hiện trên thảo nguyên châu Phi cách đây khoảng 2 triệu năm.

Chúng ta đã thừa hưởng các khớp chân và bàn chân lớn từ tổ tiên, những đặc điểm đó phân tán lực phải được hấp thụ khi chạy. Để giúp đảm bảo sự ổn định trên hai chân, chúng ta có cơ mông lớn. (Tinh tinh, một loài không có khả năng chạy xa, có mông tương đối nhỏ.) Còn phần thân trên thì được thiết kế để “xoay ngược” so với hông khi ta chạy, cũng hỗ trợ sự ổn định. Và ta có một tỷ lệ lớn bất thường của các sợi cơ chống mỏi, cơ chậm bền (slow twitch), tạo nên sức bền hơn là tốc độ. Ngược lại, hầu hết các loài động vật đều hướng tới việc chạy nước rút vì chúng là kẻ săn mồi hoặc con mồi, và do đó cơ bắp của chúng có tỷ lệ sợi cơ nhanh khỏe (fast twitch) cao hơn nhiều so với cơ của chúng ta. (Cơ chân sau của báo gêpa là loại fast-twitch nhất.)

Nhưng điều khiến chúng ta khác biệt nhất với tư cách những kẻ chạy đua là khả năng tự làm mát – cái giống vượn c.ở.i tr.uồ.ng chúng ta là những nhà vô địch toát mồ hôi và có thể tản nhiệt cơ thể nhanh hơn bất kỳ động vật có v.ú lớn nào khác. Các đối thủ nặng ký của ta cho vương miện chạy bền được chia thành hai nhóm: động vật móng guốc di cư, chẳng hạn như ngựa và linh dương đầu bò, và động vật ă.n t/hị/t s.ă.n mồi theo bầy đàn, chẳng hạn như chó và linh cẩu. Chúng có thể dễ dàng vượt xa con người bằng cách phi nước đại. Nhưng không loài nào có thể phi nước đại xa mà không bị quá tải nhiệt – chúng chủ yếu dựa vào nhịp thở gấp (hổn hển – panting) để giữ mát nhưng lại không thể làm thế  khi phi nước đại, vì panting là hành động hít thở với nhịp rất nhanh và nông, nên sẽ cản trở hô hấp khi chạy. Chó có thể phi nước đại chỉ trong khoảng 10 đến 15 phút trước khi quay trở lại chạy nước kiệu, và do đó tốc độ chạy của chúng đạt khoảng 3,8m/giây. Tốc độ chạy cự ly trung bình của ngựa là 5,8m/giây, linh dương đầu bò thì là 5,1m/giây.

Tuy nhiên, những vận động viên chạy bộ ưu tú của con người có thể duy trì tốc độ lên đến 6,5m/giây. Ngay cả những người chạy bộ thường thường cũng ở khoảng 3,2 đến 4,2m mỗi giây, có nghĩa là họ có thể chạy thắng chó khi quãng đường lớn hơn 2km.

“Quãng đường di chuyển tối đa” của chúng ta cũng là một feat khó bị đánh bại. Chó săn châu Phi thường di chuyển trung bình 10km một ngày. Chó sói và linh cẩu có xu hướng đi khoảng 14km và 19km, ngựa là khoảng 20km một ngày. Trong khi đó rất nhiều người chạy marathon 42,2km chỉ trong vài giờ và mỗi năm có hàng chục nghìn người hoàn thành các cuộc chạy marathon dài 100km và hơn. (Một số loài động vật có thể đạt được quãng đường marathon đó trong những trường hợp đặc biệt. Chó Huskies có thể chạy nước kiệu lên đến 100km trong điều kiện Bắc Cực khi bị con người ép buộc. Nhưng trong điều kiện khí hậu ấm hơn thì chúng nó chỉ là lũ ngáo ưa phá phách thôi.)

Với tất cả những thông tin trên, chắc bạn sẽ thắc mắc tại sao con người lại mất quá nhiều thời gian để giành chiến thắng trong cuộc thi Man vs. Horse Marathon. Lí do là vì các vận động viên chạy hàng đầu thế giới hiếm khi thi đấu trong các cuộc đua kỳ quặc ở vùng nông thôn xứ Wales. Và đường chạy 22 dặm (cuộc đua xứ Wales ngắn hơn cuộc đua marathon tiêu chuẩn – 26,2 dặm) xuyên qua một môi trường ẩm ướt, râm mát thường không khiến những con ngựa bị căng thẳng vì nhiệt độ cao, do đó đã lược bỏ 2 lợi thế của con người rồi. (Không ngạc nhiên khi thi trong thời tiết ấm thì chúng ta đã chiếm lại ưu thế.) Nhưng tuy nhiên, ta cũng đôi khi giành chiến thằng cuộc đua hàng năm Race Man Against Horse ở Prescott, Arizona. Đường đua ở đây bắt buộc thí sinh vượt qua 50 dặm đường mòn đầy đá đường đồi núi.

________________________________

Nhưng làm thế nào chúng ta tiến hóa theo cách này? Rốt cuộc, tổ tiên của loài người sử dụng công cụ, trí tuệ, họ có thể chỉ cần lén lút áp sát con mồi và hạ gục chúng bằng một ngọn giáo hoặc mũi tên cơ mà? Tại sao quá trình tiến hóa định hình chúng ta thành những vận động viên chạy cự ly tuyệt vời để làm gì?

Lieberman và Bramble lập luận, câu trả lời là bẫy lưới và v.ũ k.h.í ném/phóng hiệu quả, chẳng hạn như cung tên, có lẽ được phát minh bởi Homo sapiens – Người tinh khôn. Còn ở đầu thời kì đồ đá, không có bằng chứng nào cho thấy những người thợ săn có v.ũ k.h.í khác tốt hơn gậy nhọn. Thứ v.ũ k.h.í như vậy sẽ yêu cầu ta phải gi.ế.t con mồi ở khoảng cách gần, khiến nguy cơ cao bị húc, cắn hoặc đá, gây t.ử v.on.g. Do đó, họ có thể lấy th.ịt chủ yếu bằng hai cách “săn bắt bền bỉ” – chẳng hạn như đuổi một con linh dương, cho đến khi nó gần kiệt sức vì quá tải nhiệt – và còn lại là cướp giật. Cách thứ 2 rất giống một trò chơi mạo hiểm: khi thấy bóng dáng kền kền bay vòng vòng từ xa, có nghĩa ở gần đó có xá.c động vật, Người tinh khôn sẽ phải đến đó trước linh cẩu, loài vật có thể ăn sạch không chừa dù chỉ mẩu xư.ơng từ cái x.ác. Và chúng thường chỉ có thể thắng linh cẩu khi trời nắng nóng. Kết quả là, Người tinh khôn đã unlock một hướng tiến hóa khác của loài ăn th.ịt: kẻ s.ă.n thị.t ngày nóng.

Điều thú vị thêm, là những bộ lạc hunter-gatherer (săn bắt hái lượm) hiện nay đôi khi vẫn sử dụng cách săn bắt bền bỉ trong thời tiết nóng bức. Đó là bởi vì phần thưởng dinh dưỡng bù lại được rất nhiều so với chi phí năng lượng tiêu thụ khi đuổi theo con mồi. Trên thực tế, chế độ ăn giàu thịt của tổ tiên chúng ta có lẽ đã góp phần vào sự tiến hóa của các đặc điểm của con người hiện đại, chẳng hạn như ruột nhỏ, răng nhỏ và não lớn.

Xây dựng thêm từ ý tưởng này, Mark Mattson, một nhà khoa học thần kinh tại Viện Quốc gia về Lão hóa, đã đề xuất rằng loài người của chúng ta tiến hóa nâng cấp thêm “trí thông minh vượt trội” một phần vì nó sẽ giúp ta ghi nhớ lại được những chi tiết phức tạp mà ta gặp phải khi chạy theo thức ăn — các địa danh, manh mối theo dõi, vị trí của nguồn nước, v.v. Thực tế là tập luyện sức bền được biết có tác dụng kích thích sự phát triển tế bào thần kinh trong vùng hình thành trí nhớ của não, như vậy cho thấy Mark đã đúng. 

Tóm lại, ta có thể nói loài người sinh ra để chạy. Và ta đã chạy để được sinh ra. Nghĩ lại thì câu vừa rồi sẽ là một câu khẩu hiệu khá hay cho cuộc đua marathon xứ Wales.

________________________________

Nguồn: Lược dịch từ bài đăng của tác giả David Stipp 

“All Men Can’t Jump – Why nearly every sport except long-distance running is fundamentally absurd.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *