Có thật là học đại học ở Đức rất khó không ?

Mình tới Đức để theo học ngành Thạc sĩ Khoa học Máy tính vào tháng 4 năm 2014. Theo dự kiến, mình sẽ tốt nghiệp tháng 2 năm 2019 tới.

Năm năm, mười học kỳ. Đó là lượng thời gian mình đã, và sẽ dành cho việc hoàn tất khoá học. 

Hoàn toàn chắc chắn mình là trường hợp cá biệt khi tốn khá nhiều thời gian hơn mức bình quân như vậy để kết thúc việc học. Tuy nhiên, một sinh viên trung bình thường mất 6-7 học kỳ để trở thành một Thạc sĩ. 

Vậy thì, hãy đi từ ý kiến của bạn ( aka. khá chắc là từ “nguồn thông tin tin cậy” như một Quoran :)) đến câu hỏi này: 

Có cả đống sinh viên từ quốc gia của mình đến Đức để học hành, nhưng cùng lúc đó, rất nhiều trong số họ quay về trong thất bại. Là bởi vì đúng như họ nói, học tập ở Đức rất khó ? Hay là do đám đó quá lười học ? Và liệu một sinh viên với lực học tầm tầm có thể tốt nghiệp nổi ở Đức ?

Hãy để mình giới thiệu qua với bạn chương trình học Thạc sĩ của mình ở đây:

1) 120 tín chỉ bạn phải hoàn thành để có được tấm bằng.

2) Bắt buộc: 3 môn học chính với 9 tín chỉ bắt buộc, và 3 môn nâng cao với 6 tín chỉ mỗi môn.

Đây là những phần sẽ có (toàn bộ hoặc một phần) trong quá trình học:

* 9-11 bài tập chỉ định.

* Một dự án.

* Thi giữa, và kết thúc học kỳ.

3) Hai semina. Những semina này gồm:

* Họp nhóm mỗi tuần.

* Thuyết trình.

* Có thể thêm cả làm việc nhóm.

4)Các tín chỉ khác có thể tự chọn từ các môn chính, môn nâng cao, và môn học chung.

5) Luận án tốt nghiệp. Mình sẽ quay lại vấn đề này sau.

Vậy, vấn đề chính ở đây là gì ?

1) Các bài tập chỉ định ở hầu hết các trường đại học Đức thực sự là những thử thách. Google không phải là bạn chí cốt ở đây đâu. Hoặc là bạn cố mà hứng lấy từng từ một trên lớp học, hoặc là hãy sẵn sàng suốt đêm chong đèn nhé.

2) Chép bài chắc chắn đồng nghĩa với việc bạn có một con không to tướng trên bài tập, và gần như cũng chắc kèo luôn cho cái đứa bị (cho) bạn chép bài. Mà không đủ điểm bài tập thì quên chuyện qua môn đi nhé.

3) Kể cả khi bạn tìm được cách lừa đảo đạo văn. Thì mình cũng chắc rằng bạn sẽ sớm thôi lao đầu vào bức tường gạch mang tên thi cử. Hầu hết các bài thi ở đây được yêu cầu kiểu như: Hãy hoàn thành cuộc thi marathon với thời gian “đúng bằng” chạy đua 200m :)).

4) Làm việc nhóm thậm chí còn vượt lên cả thử thách ấy chứ. Mình đã phải thiết kế một ứng dụng/phần mềm hoàn thiện đang chạy thử trong một dự án nhóm, ở một trong những môn mình học. Mà đấy chỉ là 33% lượng công việc nhóm thôi đấy.

5) Luận án tốt nghiệp là một câu chuyện cổ tích vĩnh không hồi kết. Đó là vào lúc bạn nghĩ rằng bạn mới chỉ dính vài giọt nước mưa thôi và quay về nhà, thì lại bất chợt nhận ra mình đang lạc lối giữa biển nước, như một tên cướp biển đang cố tìm kiếm, hoặc che giấu kho báu của hắn. Hoặc nó còn được gọi tên, cuộc phiêu lưu kỳ thú.

6) Không có đường tắt đâu. Nếu bạn chỉ là một sinh viên bình thường, hoặc hãy chơi trò đuổi 10 bắt 9, hoặc về nhà đi cho khoẻ.

https://thehonest.blog/what-is-it-like-studying-at…/amp/

À! Và mình đã kể cái này chưa ? Phần lớn các giáo sư đại học Đức mê đánh trượt sinh viên lắm nhé. Chẳng có điểm ưu ái nào trong bài thi đâu. Mình nhớ có lần mình đạt 38 điểm trong một môn học đạt 40 điểm là đỗ. Đương nhiên là mình trượt, và được yêu cầu học lại vào năm sau.

Lưu ý riêng, thái độ này thực sự tăng thêm giá trị cho vốn học thức của bạn. Bạn biết là bạn đã học cật lực cho mỗi một điểm số bạn có được trong bài thi. Mình đã từng thấy nhiều người khác nản lòng thoái chí, chỉ vì giáo sư của họ quá nghiêm khắc.

Hơn thế nữa, ở những nền văn hoá khác, trượt môn được xem như là sự kém cỏi, hay dốt nát của một sinh viên. Thì từ những gì mình nhận ra ở Đức, thất bại được coi như một phần của quá trình học tập tại đại học Đức.

https://thehonest.blog/why-you-choose-to-study-in…/amp/

KẾT LUẬN

Thế đó, các trường đại học Đức thật sự là khó theo đối với một sinh viên tầm tầm. Tuy nhiên, toàn bộ kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập sẽ là một phần thưởng xứng đáng cho bạn, nếu bạn sẵn sàng chiến đấu hết mình. Đây là một vài kết quả: 

. Có một nền tảng vững chắc. Hãy đặt những điều kiện tiên quyết của khoá học thạc sĩ thật nghiêm túc, rất rất nghiêm túc.

. Hãy thoải mái. Đứng có cố ép mình vào một kế hoạch sẵn có khắc khổ nào, chỉ để tốt nghiệp trong 4 học kỳ, và kiếm được một công việc ngon lành.

. Hãy sử dụng quỹ thời gian học hành một cách có hiệu quả nhất. Hãy kiếm lấy những kinh nghiệm thực tập hữu ích khi đang mài quần trên ghế đại học. Nó sẽ bù đắp lại khoảng thời gian dài học hành của bạn. Mình đã có 4 năm rưỡi kinh nghiệm trong việc phát triển web và Android, cùng với đó là một startup nho nhỏ. Vậy nên không có gì để hối tiếc. 

https://thehonest.blog/part-time-jobs-germany/amp/

Cuối cùng, nếu bạn muốn biết nhiều hơn nữa về học tập tại Đức, bọn mình đã làm một danh sách các câu hỏi tại đây. https://thehonest.blog/faqs-about-studying-in-germany/amp/

Cảm ơn vì đã đọc bài. Mong rằng nó giúp ích cho bạn. :))

Theo: Hang Giang Stock

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *