Có quy tắc nào trong tiếng Anh mà người bản xứ không biết, nhưng vẫn vô thức tuân theo không?

Quy luật Biến âm Lặp lại (Ablaut Reduplication).

Có bao giờ bạn trăn trở rằng tại sao chúng ta cứ kêu là zig-zag, mà chẳng phải là zag-zig, hay tick-tock, chứ ai đời tock-tick bao giờ. Tiếng chuông trong mấy bài hát đồng dao cũng luôn ngân lên tiếng ding-dong, chứ làm gì có dong-ding. Có vẻ như đây là một luật bất thành văn trong tiếng Anh mà hầu hết người bản địa nào cũng biết dùng nhưng chẳng ai nhận ra được việc họ thực sự biết quy tắc ấy!!

Quy tắc này như sau: khi xuất hiện sự lặp lại phụ âm đầu, thì từ có chứa chữ cái “i” sẽ được ưu tiên đầu tiên, theo sau là từ chứa “a”, cuối cùng là “o”. Và đó chính là lý do ta có chit-chat, chứ không phải là chat-chit.

Hãy nghe theo những gì tai bạn cảm nhận nhé-

Nếu câu nào nghe sai sai thì có khi nó sai thiệt đó. Chúng ta không cần phải học hết đống ngữ pháp loằng ngoằng thì mới có khả năng phát hiện lỗi sai ha, cho dù đó là tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai đi chăng nữa.

Giờ thì ta đã biết rằng có bao nhiêu điều bản thân cũng chẳng nhận ra là mình biết, bởi ta hiếm khi đủ quan tâm để tìm cái logic nằm sau chúng, mà cứ thế thuận theo bản năng thôi à. Nhưng nhờ vậy thì cuộc đời mới đơn giản hơn nhiều ha, chúng ta cứ tận hưởng những cái ấy đi, khỏi phải bận tâm nhiều.

Theo: Khám Phá

Little Red Riding Hood là quy tắc được học trên sách giáo khoa tiếng Anh nhưng 10/10 học sinh chơi luật ngầm thuận tai thì khoanh 🥲

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *