A: Kevin D. Aslan – Doanh nhân, nhà văn, podcaster
Không, nhưng họ có một lợi thế nho nhỏ mà có thể biến thành một điểm cộng lớn: ngôn ngữ.
Trong tác phẩm “Outliers – Những kẻ xuất chúng”, Malcolm Gladwell đã thảo luận về việc một lợi thế nhỏ ở thời điểm bắt đầu có thể trở thành một lợi thế lớn trên đường đua như thế nào. Trong bộ môn khúc côn cầu, những đứa trẻ được sinh ra ngay sau ngưỡng giới hạn (*) sẽ lớn tuổi hơn một chút, và do đó lớn hơn về mặt thể chất so với phần lớn bạn đồng trang lứa của mình. Lợi thế nho nhỏ này giúp chúng có thể tham gia vào nhiều đội mạnh hơn, được cọ sát trong nhiều giải đấu lớn hơn, và cuối cùng chúng ta có phần lớn số cầu thủ khúc côn cầu ở Canada là những người sinh ra trong những tháng đầu tiên của năm.
(ND: *: Trong các giải đấu thể thao dành cho thanh thiếu niên, người ta tin rằng 1 vận động viên sinh vào tháng 1 trong năm sẽ có lợi thế hơn về mặt thể chất, và do đó có thể thi đấu tốt hơn 1 vận động viên sinh vào tháng 12 của năm đó. Vì vậy để công bằng, các liên đoàn thể thao quốc tế, điển hình là FIFA, đã đặt ra một ngưỡng giới hạn để xem xét 1 vận động viên có đủ tiêu chuẩn tham gia 1 giải đấu hay ko, nếu sinh trước ngưỡng giới hạn thì vận động viên đó có thể sẽ bị loại. Đối với các giải đấu quốc tế, ngưỡng giới hạn đc quy định là ngày 1/1.
Tham khảo thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/Relative_age_effect)
Một lợi thế nhỏ ở vạch xuất phát có thể được tích luỹ dần dần cho đến khi nó trở thành một lợi thế khủng khiếp quyết định cả cuộc đua.
Quay lại chủ đề toán học, tiếng Trung hợp lý một cách khó hiểu. Tôi đang so sánh với tiếng Pháp, ngôn ngữ mà số 97 đọc là ” bốn – lần – hai – chục – và – mười – bảy”. Đối với tiếng Trung, 97 là “九 十七” – theo đúng nghĩa đen là chín, mười, bảy – chín chục và bảy. 583 là năm, trăm, tám, mười, ba. Năm trăm , tám chục, và ba. Và cứ tiếp tục như vậy (cho đến khi bạn đếm tới 100.000 thì cách đọc sẽ trở nên phức tạp hơn một chút).
Bạn chỉ cần biết 13 ký tự để đếm tới 99,999! Và mọi người nói rằng tiếng Trung rất khó ^^
Việc hiểu cách đọc các con số bỗng chốc trở nên dễ dàng hơn nhiều – vì nó vốn nằm trong ngôn ngữ của họ rồi. Bản thân tiếng Trung đã giải thích mọi thứ.
Và điều này thậm chí còn rõ ràng hơn khi nói đến phân số. Năm lần một phần mười bảy (five seventeenths)? Tám lần một phần mười hai (eight twelfths)? Có bao nhiêu đứa trẻ phát khóc vì cách đọc phân số khó hiểu này?
Trong khi đó, trong tiếng Trung, 8/12 sẽ là “十二分 之 八” – từ mười hai miếng bánh, hãy lấy tám. Một lần nữa, ngôn ngữ chính nó đã làm cho việc hiểu một khái niệm toán học phức tạp trở nên dễ dàng hơn nhiều rồi.
Lưu ý là tôi không nói tất cả người Trung Quốc đều giỏi toán. Nhưng tôi nói rằng, có lẽ, sự logic về mặt bản chất trong ngôn ngữ của họ đã cho phép họ có một “lợi thế” nho nhỏ ở ngay vạch xuất phát rồi.
Và điều đó có thể là một trong những yếu tố tạo nên kết quả đáng kinh ngạc mà chúng ta đã biết.
Bổ sung:
OK, sau năm mươi triệu bình luận kiểu: “nhưng tôi là người Trung Quốc và tôi có giỏi toán đếch đâu”, hoặc “nhưng [nhập quốc tịch vào đây] cũng rất giỏi toán đó chứ”, hãy để tôi giải thích thêm về luận điểm của mình.
Tôi ko nói bất cứ người Trung Quốc nào cũng giỏi toán từ trong trứng nước, hoặc là những người học toán đỉnh nhất. Tất cả những gì tôi đưa ra chỉ là một lợi thế nhỏ ở thời điểm bắt đầu. Điều này có thể hiểu là trên quy mô dân số trung bình thì họ sẽ có một chút điểm cộng, nhưng chỉ ở mức trung bình mà thôi, tôi ko nói đến những người giỏi nhất. Một lần nữa, tôi không nói về những điểm cực trị ở đây.
Rõ ràng, đây chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định cuộc chơi. Thực tế là những người nhập cư từ khu vực Đông Nam Á có xu hướng tuân theo những bí quyết thành công từ văn hoá đất nước của họ và truyền dạy lại cho con cái của họ (hãy nghĩ về đàn piano và violin), điều này chắc chắn đóng một vai trò nào đó. Các yếu tố văn hóa cũng đóng góp một phần ở đây – người Pháp thường học rất tốt môn toán cơ bản, vì toán được họ coi là môn quý tộc ở trường, và so với người Anglo-Saxon (người Anh cổ), chúng tôi coi trọng những nghiên cứu lý thuyết, nhưng ko cần phải áp dụng được ngay hơn. (ND: OP là người Pháp). Mặc dù trình độ toán học trung bình của chúng tôi không chắc sẽ cao hơn, nhưng chúng tôi có một phương sai rất cao (ND: ý nói họ có những người rất rất giỏi).
Cuối cùng – “số ký tự” tôi nói ở trên là cách đọc, không phải cách viết. Trong tiếng Anh, chúng ta có ” eleven, twelve, thirteen, …, nineteen, twenty, thirty, … ninety” – đã thêm một tầng phức tạp và hoàn toàn không trực quan rồi (tất nhiên là so với tiếng Trung).