Có lẽ sẽ lại coa nhiều người đọc đến đây và lướt qua thầm nghĩ: “lại một người nữa nhai đi nhai lại chủ đề này, nhàm chán.”, nhưng khoan, hãy cho cây bút này xin vài phút thôi, để được kể câu chuyện của mình. Điều mình muốn nói không phải cái ý nghĩa mà bất cứ ai cũng có thể thế được qua câu nói trên, mà xa hơn một chút, về những đứa trẻ. Nói về trước khi họ “chết” ở tuổi 18, những đứa trẻ phải nặng bước rồi ra đi.
Cá nhân mình thấy từ “chết” hay sự chết không hề đáng sợ mà chết trong khi còn sống mới là ác mộng. Đau lòng thay điều đó ngày càng xảy ra nhiều với những người trẻ, vậy trước khi điều đó xảy ra, khi họ còn là những đứa trẻ, điều gì đã đến trong đôi mắt ngây thơ ấy.
Trong ngày nọ, mình vô tình nghe được lời tâm sự của một người chồng chuẩn bị li hôn với người họ hàng lớn tuổi. Người chồng đau khổ, dằn vặt vì bởi lẽ người vợ anh từng yêu đã không còn như thuở xưa. Cô ấy dần lao vào ăn chơi, vay nợ đủ kiểu, không đi làm, thậm chí không thèm chăm con mà gửi cho bà nội. Anh thì cả ngày đi làm mệt mòi, vẫn tin vào vợ mình cho đến khi chủ nợ tới tìm, mọi chuyện bại lộ anh mới bàng hoàng trong đau khổ. Dường như anh đã khóc, khóc vì vơi, vì con. Anh hiểu chị không phải là người vợ hoàn hảo, đã có nhiều lần như vậy nhưng hai bên vẫn cho nhau cơ hội để sửa đổi, vì mái ấm. Nhưng có lẽ giờ anh đã quá thất vọng, và anh thương các con. Từ vì quá yêu mà thành ghét hờn với người vợ, rồi hai người tiến đến li hôn. Đây thực sự là câu chuyện buồn, nhưng điều làm mình suy nghĩ là việc sau đó người bố ấy đã gọi con gái mình ra rồi nói những lời như thể cũng đang muốn những thiên thần bé nhỏ ấy trở nên thù ghét chính mẹ chúng. Rồi ánh mắt ngây thơ dần biến mất, hai đứa trẻ chỉ biết lặng lẽ nghe và gật đầu.
Quả thực, cô ấy đã sai trong việc làm vợ, làm mẹ nhưng điều đó có thực sự ổn với những đứa trẻ. Mẹ chúng dù thiếu trách nhiệm nhưng vẫn dành cho chúng tình yêu thương, và ở cái tầm tuổi ấy, chúng vẫn còn yêu mẹ nhiều lắm. Cuối cùng thì tất cả đổ vỡ, chúng chưa kịp bình thần trước sự chia lìa của gia đình thì đã phải ép mình ghét bỏ mẹ. Bậc làm cha, mẹ hay hỏi con mình rằng “con có yêu/thương bố/mẹ không?” nhưng trong tình cảnh kia ai sẽ thương và hiểu cho chúng. Rồi tâm tư, tương lai chúng sẽ ra sao? Không ai trả lời điều đó vì chính họ cũng không biết.
Mẫu chuyện hai: Có cậu bé kia sinh ra trong một gia đình. Tuy không có nhiều của cải vật chất nhưng có đủ cha, mẹ và họ yêu thương nhau và yêu thương cậu hoặc ít nhất là đến khi cậu lên chín. Chín tuổi, đó là lần đầu tiên cậu biết đến bạo hành gia đình là gì, đúng hơn là trải qua chứ chưa hề có khái niệm. Ngày đó, bố đánh đập mẹ, rồi mẹ ôm cậu vào lòng khóc, kể vô vàn thứ để rồi hình tượng người bố siêu nhân trong cậu vụn vỡ dần. Từ đó không cãi thì sẽ đánh nhau, đứa trẻ đó vẫn lớn, đó là minh chứng của thời gian, nhưng tâm trí cậu đaz nát vụn. Rồi vào ngày kia, mẹ cậu đưa ra tờ đơn li hôn, mọi thứ dần lặng xuống và cậu dần hàn lại con tim với mộng tưởng về một tương lai yên bình hơn. Nhưng không, hai con ngừoi kia không thể tiếp tục bên nhau nhưng cũng không dám dứt bỏ, họ đưa bản thân vào thế “kéo co” và điều điên rồi và uất ức là họ kéo cả đứa trẻ vào. Đứa trẻ đáng thương trở thành bia đỡ cho những kẻ yếu đuối không thể tự giải quyết chuyện của chính mình. Vài năm nữa lại trôi qua, cậu bé giờ đã khép kín bản thân. Người làm cha, làm mẹ quay sang thi nhau tỏ ra mình là người bị hại, và từ lúc đó cậu thực sự vỡ vụn, khái niệm gia đình theo đó biến mất.
Có lẽ cậu trai ấy sẽ yếu đuối rồi chọn cách làm mà mọi người vẫn kêu là dại dột, ngu ngốc, hoặc cậu sẽ mạnh mẽ sống tiếp nhưng “chết” đi một nữa trong con người.
Những đứa trẻ lớn lên trong sự tan vỡ của tâm hồn, ánh mắt chúng chẳng còn sự long lanh, hồn nhiên vốn có, và chúng sẽ không đợi đến năm 18, đúng hơn là điều đó quá xa vời.
Dĩ nhiên có những mảnh đời được cứu lấy nhưng cũng có những con người để sống tiếp phải chấp nhận “chết” đi. Ai cứu chúng? Chỉ còn là chính chúng hoặc không ai.
“Bố mẹ nào mà chẳng thương con.”, đúng vậy nhưng liệu bố mẹ nào nào cũng thương đúng cách. Liệu họ có bạo hành con mình nặng nề rồi nói “bố cũng lần đầu làm bố.” ? Những đứa trẻ cũng vậy, cũng là lần đầu được thấy mặt trời, lần đầu và lần duy nhất nhận được, cảm được tình phụ mẫu. “Lần đầu làm bố” và hãy cố để làm một ông bố tốt, không phải sau những điều tồi tệ thì nói “Lần đầu làm bố”.
Đừng giết chết con trẻ trước khi chúng kịp mở mắt nhìn đời.
———————————————
* Gửi đến người bố người bố người mẹ vì một tương lai mới.
* Các mẩu chuyện đều là có thật, cách nói không phải để thu hút tương tác mà chỉ mong qua đó mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Đã và đang có nhiều câu chuyện còn đau lòng hơn.
*Thành thật xin lỗi vì năng lượng tiêu cực mà mẩu tâm sự đem lại.
———————
: Hoàng Duy
: Pinterest