Có những loài động vật nào gặp khó khăn trong việc sinh sản vậy?

Nào hãy cũng bắt đầu với loài động vật dễ dàng nhất trong danh sách.

Chim kiwi (thuộc họ Apteryx)
Chim kiwi có một quãng thời gian khó khăn khi sinh con non. Những con chim này thường đẻ một quả trứng KHỔNG LỒ bằng 20% trọng lượng cơ thể và bằng một nửa cỡ chúng

Chim kiwi tập trung toàn bộ năng lượng vào ấp trứng. Trung bình thời gian ấp trứng là khoảng 70-80 ngày, nhiều hơn gấp 2 lần so với chim bình thường. Điều này tương đương với một bà mẹ sinh một đứa trẻ nặng gấp 3 lần cân nặng và kích thước của một trẻ sơ sinh bình thường.

Thằn lằn bóng đuôi cụt (shingleback – tiliqua rugosa)

Bạn có thể nghĩ rằng việc sinh nở của chim kiwi khá vất vả nhưng hãy đợi đến khi nghe đến câu chuyện về chú thằn lằn Shingleback này đi nào. Động vật bò sát thường sinh hai con cùng một lúc. Điều này thì không tệ lắm đúng không, nhưng cho đến tận khi bạn nhận ra rằng nếu cộng lại sẽ bằng 1/3 lần trọng lượng thằn lằn mẹ. Nếu mà bạn còn thắc mắc thì, điều này có thể tương tự với việc một người phụ nữ mang thai đứa con 7 tuổi của cô ấy.

Tiếp theo, trong danh sách là loài động vật có gai

Nhím (erethizon dorsatum)

Những chiếc lông gai dài và sắc nhọn có nhiệm vụ bảo vệ chúng khỏi các loài thú săn mồi khác và hoạt động hiệu quả một cách đáng kinh ngạc. Trên thực tế lông nhím có thể là vũ khí hạ gục những con mèo cỡ bự. Nhưng không may mắn cho nhím mẹ, nhím con được sinh ra đã MỌC LÔNG HOÀN CHỈNH. Bình thường đây không phải là vấn đề. Lúc mới sinh, lông gai của nhím con rất mềm và sẽ cứng dần sau khoảng một giờ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, Nếu nhím con bị ngược trong khi nhím mẹ đang trong quá trình sinh nở, thì bạn có thể tưởng tượng ra viễn cảnh (khá là thốn). Đó là những chiếc lông gai này sẽ xược qua đường sinh và dẫn đến đủ loại biến chứng.

Đã đủ để bạn thấy lạ lùng chưa

Linh cẩu đốm (crocuta crocuta)

Linh cẩu cái là một loài kỳ lạ ở trong thế giới động vật bởi vì chúng sở hữu “một con cyu giả”. Dương vật giả cơ bản là âm vật kéo dài (dương vật rỗng) có thể ngăn cưỡng ép giao phối. Đáng tiếc thay, linh cẩu cái cũng sinh con qua đường này. Nó thỉnh thoảng bị rách trong quá trình sinh sản. Đây không chỉ là sự đau đớn cực độ, mà nó còn có thể làm cho con cái bị chết trong quá trình này. Trên thực tế, đã có khoảng 15 % số linh cẩu cái bị chết trong khi sinh con.

Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, bạn sẽ phải rùng mình khiếp sợ

Nhện lông nhung (đặc trưng là stegodyphus lineatus)

Nhện mẹ đã nâng tầm nuôi con lên một cấp độ hoàn toàn mới. Sau khi sinh một bọc trứng, thịt trên cơ thể nhện mẹ sẽ dần bị hao đi. Một khi con non đã nở, nhện mẹ sẽ tiết dinh dưỡng từ chính cơ thể của mình để nuôi dưỡng con của nó. 9 ngày sau, nhện con hút kiệt dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và bỏ đi để lại xác mẹ chết khô.

Giờ thì việc sinh –nở không chỉ gây khó khăn với con mẹ. Đôi khi nó còn mang đến sự sống còn đối với con con.

Quỷ tasmanian (Thú mặt quỷ Tasmanian) (Sarcophilus harrisii)

Một con quỷ mẹ Tasmanian có thể sinh đến 50 con con trong một lần, mỗi con có kích thước bằng một quả nho khô. Chúng phải chui qua ống sinh để vào túi của con mẹ. Nhưng điều này còn chưa kết thúc, vì quỷ Tasmanian mẹ chỉ có 4 NÚM VÚ. Nên thực tế từ khi sinh ra, quỷ Tasmanian con đã phải chạy trên đường đua tới sự sống và chỉ 4 con mạnh nhất mới có thể vượt qua được!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *