CÓ NHỮNG KỸ XẢO NÓI CHUYỆN KIỂU EQ CAO NÀO ???

1 – Nếu có 1 người cứ nói luôn mồm không nghỉ, bạn hoàn toàn ko dứt ra được (khỏi cuộc trò chuyện), thì hãy làm rơi một món đồ xuống nền đất (chìa khóa, bút,…), bạn khom lưng xuống nhặt, sau đó bắt đầu nói. Như vậy, bạn sẽ có thể làm gián đoạn đối phương mà thần ko biết quỷ ko hay, và không bị người ta phát hiện. 

2 – Nếu có người nào cứ đến bàn làm việc của bạn làm phiền bạn, bạn cứ tiếp tục nói chuyện với người đó, nhưng hãy ngồi dậy, cùng người đó quay về bàn làm việc của anh ta. Trước đây có 1 ông sếp xài chiêu này. Ông ấy đưa bạn quay về bàn làm việc của bạn, sau đó bạn bối rối tự hỏi, sao mình lại quay về đây rồi?

3 – Nếu có người nổi nóng với bạn, mà bạn cứ giữ bình tĩnh, bọn họ có lẽ sẽ càng giận thêm. Nhưng sau đó bọn họ sẽ cảm thấy xấu hổ về bản thân đấy. 

4 – Trước cuộc phỏng vấn, trước tiên hãy đến địa điểm phỏng vấn, ở bên ngoài nói chuyện với người lạ 20 phút. Điều này sẽ giúp cho não của bạn cảm thấy bản thân quen thuộc với môi trường này, từ đó khiến bạn thêm tự tin hơn. 

5 – Nếu bạn đột nhiên nhớ ra 1 chuyện mà mình xấu mặt từng xảy ra trước năm thứ N nào đó, và cảm thấy muốn đội quần. Thì hãy dừng lại nghĩ xem có ai chứng kiến chuyện đó không, bạn có thể nhớ ra một số chuyện xấu hổ xảy ra của bản thân người khác không? Có thể là sẽ không có. Tương tự vậy, không ai nhớ những lúc bản thân bạn bị mất mặt cả. 

6 – Nhiều người sử dụng hình dung từ của thân thể người khác để liên hệ (liên tưởng) tới bạn. Hiện tượng này gọi là “Di truyền đặc trưng vô ý thức”. Cũng chính là nói, nếu bạn nói ai đó rất chân thành, rất lương thiện, mọi người sẽ liên tưởng những tính chất đặc biệt này vào con người bạn. Nếu bạn luôn nói xấu sau lưng người khác, thì nhiều người cũng sẽ liên tưởng những đánh giá tiêu cực này tới bản thân bạn. 

7 – Nếu bạn cảm thấy có ai đang nhìn mình, bạn có thể nhìn xuống đồng hồ của bạn hoặc vị trí đeo đồng hồ. Nếu người đó đang nhìn bạn, hắn ta cũng sẽ biết ý nhìn cổ tay/đồng hồ của hắn. 

8 – Còn có một phương pháp nữa, bạn có thể ngáp. Sau đó nhìn người đó có ngáp giống mình không? Nếu anh ta cũng ngáp, vậy anh ta có thể thực sự đang nhìn bạn. Vì ngáp là thứ có thể truyền nhiễm. 

9 – Nếu có ai muốn khiến bạn xấu hổ trước mặt nhiều người, bạn có thể lễ phép với anh ta, như vậy sẽ khiến anh ta dừng ngay hành vi này hoặc khiến bản thân anh ta thấy ngốc nghếch. 

10 – Nếu bạn cảm thấy cấp trên “khai hỏa” (nổi giận) với bạn khi họp, ngồi gần ông ấy một chút. Nói lời tồi tệ với 1 người ở gần bạn hay giận dữ với với người đó thì rất không thoải mái. Kết quả? Ngữ khí của ông ấy có lẽ sẽ dịu bớt đi một chút. 

11 – Đây là 1 thực nghiệm nhỏ vô cùng thú vị, khi bạn nói chuyện với ai đó, chọn một từ trong số những lời họ nói. Mỗi lần nói đến cái từ này, bạn gật đầu, hoặc làm động tác nào đó tích cực. Sau đó bạn sẽ phát hiện ra, anh ấy bắt đầu thường xuyên nói cái từ này. 

12 – Muốn biểu hiện trước mặt người mới quen vừa hữu hảo mà lại tự tin? Hãy thử ghi nhớ kỹ màu sắc con ngươi của bọn họ. Đương nhiên, bạn ko cần khơi gợi chuyện này với bọn họ. Khi bạn thử cách này, thì cái tần số giao lưu ánh mắt giữa bạn và người đó vừa hay rõ ràng sẽ khiến bạn trở nên thân thiện và tự tin. 

13 – Nếu bạn hy vọng ai đó thẳng thắn với bạn, nhưng khi người đó chỉ nói một bộ phận trong số đó với bạn, hãy chắc chắn yên lặng nhìn ánh mắt người đó một lát.

14 – Nếu bạn căng thẳng, hồi hộp trước 1 hoạt động hay hành động nào đó, đừng cắn ngón tay hay hút thuốc, có thể thử nhai kẹo cao su, bộ não chúng ta rất kỳ lạ, khi chúng ta đang ăn thứ gì đó, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy an toàn. 

15 – Nếu bạn hiện tại có chút tiêu cực, sự giao lưu bằng ánh mắt khiến bạn cảm thấy áp lực lớn, bạn có thể thử nhìn vào chính giữa đôi mắt đối phương xem sao. Dạng này rõ ràng sẽ giúp bạn hữu hảo, tự tin. 

16 – Chú ý cái chân. Chân cũng là 1 bộ phận ngôn ngữ của cơ thể. Ví dụ, khi bạn lại gần ai đó, đối phương hướng thân thể về bạn, mà không đưa chân hướng về bạn, có thể là người đó thích một mình hơn. Khi bạn đối thoại với ai đó, khi chân người ta đã hướng ra chỗ khác, có lẽ anh ta đã muốn đi rồi. 

17 – Đừng làm người ở giữa. Khi bạn đi phỏng vấn, cố gắng hết sức để bản thân được pv đầu tiên hoặc cuối cùng. Bởi vì con người thường nhớ rõ người đầu tiên và người cuối cùng, người ở giữa thì thường là rất mơ hồ. 

18 – Nếu bạn hỏi 1 vấn đề gì, hy vọng đối phương có thể đồng ý với bạn, khi nói hãy mỉm cười gật đầu nhé. Cái này trong tâm lý học được gọi là hiệu ứng tấm gương, nếu bạn phát đi tín hiệu tích cực, mọi người có lẽ sẽ dễ tán đồng với bạn hơn. 

19 – Nếu bạn muốn ai đó bình tĩnh lại, bạn có thể biểu đạt sự đồng thuận với họ, đồng thời dùng phương pháp “giáng cấp” (hạ mình) xuống để tiến hành nói chuyện. Tôi hiểu vì sao bạn lại tức giận như thế. Bạn có lý do để nổi điên. Thế giới này khiến tôi rất phiền muộn. Bọn họ sẽ tiếp thu những nhận định giống với những gì họ muốn nghĩ, đồng thời cũng sẽ chấp nhận hạ nhiệt tâm trạng, từ đó trở nên bình tĩnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *