CÓ NHỮNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP EQ CAO NÀO?

1.Thay vì nói “Xin lỗi, con người tôi nói chuyện khá thẳng” sau khi xảy ra chuyện, không bằng hãy dành ba giây suy nghĩ trước khi nói.

  “Nói chuyện thằng” không phải là tính nết thật, mà chỉ là biểu hiện của EQ thấp. Trong những cuộc nói chuyện giao tiếp hằng ngày, quy tắc cơ bản nhất khi giao tiếp chính là nhìn rõ chứ không nói rõ, nên chừa đường lui cho đối phương.

  Rất nhiều người nói chuyện thẳng tính thì cũng thôi đi, họ còn luôn thích thêm vào câu “Xin lỗi con người tôi nói chuyện khá thẳng” ở cuối câu, mong là câu nói này có thể giảm nhẹ mức độ tổn thương đối phương. Trên thực tế, câu nói này không chỉ chằng giúp ích gì, mà còn làm đối phương càng thêm để ý câu nói trước đó của bạn.

   Cho dù là bạn thân thiết thì cũng cần phải giữ chút khoảng cách, thay vì nghĩ cách cứu vãn sau khi nói ra những câu nói phản cảm, không bằng suy nghĩ vài giây trước khi nói. Phải suy nghĩ kĩ những câu nói đó có nên nói hay không bằng cách nhìn vào tình huống và sắc mặt đối phương. Trò chuyện vốn dĩ chính là một quá trình truyền tải thông tin một cách nhẹ nhàng, không nhất thiết cứ phải làm cả hai đều không vui vẻ, mất nhiều hơn được.

2.Thay cụm từ “cảm ơn” bằng “cảm ơn bạn”, thay danh xưng “tôi” bằng “chúng ta”.

       Khi nói chuyện, sắp xếp lại từ ngữ hoặc thay đổi phương thức biểu đạt rất có thể sẽ mang đến hiệu quả khác biệt, đây cũng là một cách thể hiện sự lễ phép trong những cuộc trò chuyện.

  Ví dụ như, khi cảm ơn hãy thay cụm từ “cảm ơn” bằng cụm từ “cảm ơn bạn” sẽ mang lại cảm giác chân thành hơn; thêm cụm từ “được không” đằng sau những câu yêu cầu sẽ không làm cho câu nói quá cứng nhắc; thay thế câu nói “bạn nghe hiểu hay chưa?” bằng câu “tôi đã diễn tả rõ hay chưa?” sẽ giúp đối phương cảm thấy thoải mái hơn; thay đại từ nhân xưng “tôi” bằng “chúng tôi” hay “chúng ta” có thể giúp kéo gần hơn quan hệ của hai bên.

3.Khi tìm kiếm đối tác, đừng nên nói bản thân cần gì, mà hãy nói tôi có thể giúp gì cho bạn.

   Thế giới của những người trưởng thành, bản chất của những mối quan hệ là sự trao đổi bằng phẳng. Nếu bạn muốn nói chuyện hợp tác với đối phương, có thể suy nghĩ đến việc thể hiện cho đối phương thấy bản thân bạn có thể cho họ được những gì, cũng chính là “suy nghĩ giúp ích cho người(*)”mà chúng ta thường nói. 

(*): những hành động tự nguyện tự giác chỉ vì mang lại lợi ích cho người khác, mà không hề mang lại bất kì lợi ích rõ ràng nào cho bản thân.

   Mỗi người ít nhiều gì cũng thường suy nghĩ cho bản thân trước hết, đây là một trong những bản chất của con người. Vì vậy, trong những cuộc nói chuyện để tìm kiếm đối tác, vừa bắt đầu cuộc nói chuyện tuyệt đối không được nói về những thứ mà bản thân muốn, mà phải nên thể hiện ra những giá trị của bản thân, điểm này rất quan trọng. 

 4.Hãy nên đặt câu hỏi cho đối phương, đưa quyền chủ động trong cuộc nói chuyện cho đối phương.

    Trong những cuộc nói chuyện kị nhất chính là việc bản thân nói chuyện hết sức phấn khởi, còn đối phương thì lại lặng lẽ làm người lắng nghe, đây là một hành vi thiếu lễ phép.

 Chú ý theo dõi đến cách nói chuyện qua lại của đối phương, là một loại lễ nghi xã hội phổ biến. Khi bạn đã trả lời xong câu hỏi của đối phương, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi ngắn như “Bạn thấy sao?” “Là như thế sao?” để đưa quyền chủ động trong cuộc nói chuyện cho đối phương.

 Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động đặt ra một số câu hỏi cho đối phương, một khi đối phương bắt đầu hợp tác trò chuyện, bạn liền có thể tìm ra những điểm chung mà cả hai cùng thích, quá trình trò chuyện cũng trở nên vui vẻ hơn.

5.Khi khen ngợi người khác, cần thêm vào các yếu tố chi tiết.

  Mọi người đều biết, việc khen ngợi đóng vai trò rất quan trọng trong bất kì tình huống giao tiếp nào của cuộc trò chuyện và cả những cuộc giao tiếp khác, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều hi vọng cảm nhận được sự khẳng định của đối phương đối với mình.

  Nhưng mà, khen ngợi cũng cần phải có kỹ năng, những lời khen ngợi không đúng lúc sẽ chỉ mang đến cảm giác giả dối. Chúng ta có thể thử khen ngợi một người từ việc chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt, ví dụ như muốn nói một người nào đó hôm này ăn diện rất đẹp, bạn có thể diễn tả bằng cách “trang phục hôm nay của bạn thật là đẹp, kết hợp các chi tiết rất hợp lí, nhìn chân dài hơn.

6.Khi nói về thành tích thì nên nhắc đến người khác, còn khi chịu trách nhiệm thì nên nhắc đến bản thân.

   Thành tích mà một người đạt được thường thì đều là kết quả của việc “mượn sức người khác”, những cá nhân làm tự cố gắng mà đạt được thành công thường rất ít. Vì thế, khi nói với người khác về bất kì thành tích nào của bản thân, bạn nên nhắc đến những sự giúp đỡ của người khác.

    Cũng giống như vậy, khi chúng ta đối mặt với một vấn đề cần người đứng ra chịu trách nhiệm, việc chủ động đứng ra chịu trách nhiệm rất cần thiết. Khi nói chuyện cần cố gắng đem những trách nhiệm cần phải chịu phần nhiều hướng về bản thân, có thể tăng độ tin cậy của đối phương với mình.

   Thành tích thì nên nhắc đến người khác, còn chịu trách nhiệm thì nên nhắc đến bản thân, đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của việc làm người.

7.Khi nói chuyện nên giảm bớt lòng hiếu thắng lại, không nhất thiết cứ phải tranh giành thắng thua.

    Khi nói chuyện chúng ta thường không tránh khỏi việc tranh chấp vì một vấn đề nào đó. Mỗi người đều có tính hiếu thắng, dưới sự sai sử của nó, thường hay xảy ra tình trạng cả hai đều không muốn nhường nhịn, cuối cùng lại tan rã trong không vui.

  Thật ra thì không cần phải như thế. Quan điểm của một người thường rất khó bị người khác thay đổi hay thuyết phục, vì thế việc tranh giành thắng thua trong những cuộc trò chuyện xét ở một khía cạnh nào đó thì cũng không có ý nghĩa gì lớn lao cho lắm.

   Bạn hoàn toàn có thể kiên trì với quan điểm của mình, nhưng chỉ nên âm thầm đặt nó trong lòng. Có nhiều lúc việc lựa chọn nhường một bước, kết quả của sự việc có thể sẽ hoàn toàn ngược lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *