Đây là một sự thật thú vị:
Vị thế tài chính của hầu hết mọi người từ bất kì hệ thống kinh tế nào đều sẽ không khá hơn so với bố mẹ họ.
Điều này có nghĩa là, gần như bạn sẽ chỉ kiếm được một khoản bằng với ba mẹ bạn. Thoạt nghe thì điều này nghe có vẻ ngược lại với những điều bạn được dạy.
Có thể bạn nghĩ đây là chủ nghĩa cộng sản. Bởi đương nhiên rồi, mọi người đều có phần bằng nhau.
Giờ bạn lại nghĩ đến chủ nghĩa tư bản. Ừ thì, tư bản hầu hết là giấc mơ cả đúng không? Cũng đúng, nhưng ở đâu càng làm được nhiều tiền thì càng bóc lột nhiều. Sự di động kinh tế (economic mobility) liên quan rất nhiều đến nơi bạn được sinh ra, và điều này đúng với Mỹ hơn bất kì nơi nào khác.
Nếu bạn sinh ra tại một vùng nghèo ở Los Angeles, trường của bạn sẽ nhận được ít kinh phí hơn. Nếu kinh phí cho trường của bạn ít, nó sẽ thu hút ít giáo viên chất lượng hơn. Nếu chất lượng giáo viên của bạn thấp hơn trung bình, bạn sẽ bị đặt vào tình thế bất lợi mà chẳng làm gì được.
Ở Mỹ, khoảng cách giữa người giàu nhất và nghèo nhất là cực kì lớn, và nếu bạn nhìn nhận nó như bậc thang, bạn ở bậc càng thấp thì càng có ít khả năng di động kinh tế xã hội (socioeconomic mobility)
Nếu bạn ở bậc thấp nhất, bạn có thể sẽ ở trong một môi trường mà sẽ luôn tự trải qua những vòng lặp để rồi lại quay về đáy. Bậc càng cao thì càng có khả năng di động kinh tế.
Bậc của bạn càng cao thì càng dễ leo lên.
Đây là một ví dụ:
- Một người làm ra $400,000 / năm có thể dễ dàng trích ra $250,000 để chơi chứng khoán và nhận 5–10% cổ tức. Dù không làm gì cả, họ vẫn có thể làm ra $12,500 – $25,000 trong một năm với $250,000 đó. Và họ có thể tiếp tục làm vậy hằng năm.
- Một người làm ra $40,000 / năm chẳng thể trích tiền ra bởi số tiền đó được đi thẳng vào mồm gia đình và những chi phí sinh hoạt của họ. Nếu họ muốn làm thêm $12,500 – $25,000 / năm, họ có thể sẽ phải làm thêm việc, full hoặc part time.
Số tiền được kiếm thêm đó có thể được coi là khoảng trống giữa mỗi bậc thang. Đối với một người nọ, cái bậc đó có thể leo lên thật dễ đến nỗi họ còn không nhận ra là họ đã leo được lên đó. Nhưng với người mới bắt đầu leo, việc leo lên dường như là bất khả thi.
Tôi không thường tin rằng có người xứng đáng nghèo. Tôi nghĩ mọi người đều xứng đáng có một cuộc sống tốt. Giả như Mỹ là nước giàu nhất, tiên tiến nhất, thì chúng ta nên làm việc để giúp đỡ những người có vấn đề. Mọi người đều xứng đáng có cơ hội được sống một cuộc sống tốt hơn.
Tôi chưa bao giờ nói chuyện với người vô gia cư nào có câu chuyện khiến tôi tin rằng họ xứng đáng phải sống như thế.
Theo: Khám Phá Thế Giới