Cỗ máy tính Antikythera – chiếc máy tính đầu tiên ra đời từ TK 1 trước Công nguyên có thể tự động giải phương trình, tính toán các hiện tượng thiên văn, tính lịch hoàn toàn chính xác với các tiêu chuẩn hiện đại.
Năm 1901, các thợ lặn Hy Lạp thám hiểm một con tàu đắm La Mã và tìm ra 82 mảnh vụn bằng đồng. Ban đầu, những mảnh vụn bị đóng vảy dày đặc và dính chặt lấy nhau sau khi nằm dưới đáy biển trong hơn 2 thiên niên kỷ này hoàn toàn bị lãng quên. Nhưng năm 1902, khi đặt tất cả cạnh nhau và quan sát kỹ, nhà khảo cổ học Valerios Stais nhận thấy chúng là những bánh răng được cắt bằng tay một cách tinh xảo. Lắp ghép 29 bánh răng với nhau tạo nên một bộ lịch thiên văn học.
Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu với những công nghệ hiện đại nhất, kể cả chụp X quang 3D, các nhà khoa học đã kết luận đây là máy tính cổ xưa nhất thế giới, và được chế tạo với một kỹ thuật tinh xảo và chi tiết mà hơn 1000 năm sau đó vẫn chưa tồn tại. Phải qua năm 1500, châu Âu mới có thể chế tạo ra các bánh răng kiểu như thế này, chưa tính chuyện kết hợp nó lại.
Chiếc máy tính này có thể giải phương trình rất chính xác, tính toán thiên văn của cả hệ mặt trời, tính được lịch chính xác đến cả năm nhuận.
Nhờ các khám phá khảo cổ mới đây mà phần lớn lịch sử cổ đại đã phải viết lại.