Có đúng người ta không bao giờ sử dụng Kiếm Nhật khi gặp đối đầu với áo giáp?

Nếu bạn dành thời gian lướt web và tìm hiểu về vấn đề này, bạn sẽ thường xuyên gặp những câu đại loại như: “Kiếm Nhật, đặc biệt là Katana, không được thiết kế để đánh nhau với giáp trụ. Chúng chỉ đơn thuần là vũ khí để chém tụi dân đen không vũ trang đang bỏ chạy trên chiên trường thôi.” Hoặc ”Kiếm Nhật chỉ đơn giản mang tính biểu tượng, chúng hiếm khi được sử dụng trên chiến trường bởi sự kém cỏi của nó khi đối đầu với áo giáp”

Những myth trên cùng với việc đánh giá thấp độ bền của thanh kiếm càng củng cố thêm cho nhận định sai lầm này. Thậm chí một vài người còn đi xa hơn, trong việc biện minh lại nhận định này bằng việc tuyên bố “giáp của Nhật không thực sự tốt, nó chủ yếu được làm từ tre hoặc vải lanh, vậy nên katana có thể chém tốt mấy loại giáp như vậy.” Bởi post này tập trung vào các ngộ nhận về kiếm Nhật nên ta sẽ không nói nhiều về nhận xét trên, tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhắc lại là ở tk 14, Nhật bản đã có những bộ giáp toàn thân và đạt đến đỉnh cao vào tk 16 với kiểu giáp Tosei Gusoku (世 具足).

Công bằng mà nói, ta có thể thấy myth này bắt nguồn từ đâu và nhận thấy cũng có chút sự thật trong đó, nhưng nó phải đặt trong một bối cảnh cụ thể.

Nhiều người từng tin rằng Samurai và những binh sĩ Nhật sử dụng kiếm làm vũ khí chính, nhưng nó không phải trường hợp ta xét đến, bởi ai cũng biết, Samurai ban đầu vốn là các cung thủ, và họ hầu như không bao giờ sử dụng kiếm như là vũ khí chính của mình (trừ khi ta xét đến Nodachi).

Một thanh kiếm kích thước thông thường là vũ khí phụ trên chiến trường và là vũ khí dân sự, chúng ta đều biết điều đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ được sử dụng trên chiến trường hay để chống lại áo giáp.

Ta có thể dễ nhận thấy thiết kế của kiếm Nhật tập chung cho việc chém, nó không tốt khi dùng để chống lại áo giáp. Không riêng gì kiếm Nhật , hầu hết mọi loại kiếm trên thế giới đều không hữu dụng lắm khi đối đầu với áo giáp. Bởi lẽ, kiếm trước nhất là vũ khí dân sự, và nó được thiết kế để sử dụng lên đối thủ không mặc giáp.

Tuy nhiên, kiếm Nhật vẫn có thể được dùng trên chiến trường, cũng như khi đối đầu với áo giáp.

Trên thực tế, kiếm trận Nhật Bản có một thiết kế lưỡi đặc biệt giúp nó có thể chém được vào các vật liệu cứng như kiếm hoặc áo giáp đối thủ. Hình dạng lưỡi kiếm này được gọi là niku (肉). Thiệt kế này có nhược điểm, nó làm tăng góc giữa lưỡi kiếm, giảm độ sắc của lưỡi, nhưng bù lại nó giúp tăng độ dẻo dai cho lưỡi kiếm. Một số thanh kiếm thiết kế với lưỡi kiếm nặng hơn giúp tăng lực chém. Nó có thể chém, nhưng không thể xuyên qua mục tiêu dễ dàng, nếu không có niku. Đây cũng là một ý tưởng không tồi khi tấn công vào bộ giáp đang gặp vấn đề, bởi bạn sẽ không muốn lưỡi kiếm của mình “kẹt trong giáp đối thủ hay bị mẻ lưỡi khi chém giáp” đâu.

Lý tưởng nhất, với 1 thanh kiếm, bạn sẽ cố gắng tấn công vào những vùng không mang giáp trụ của đối thủ, bởi thực thế trên chiến trường không phải ai cũng đủ điều kiện để trang bị cho mình một bộ giáp bọc toàn thân. Ví dụ, hầu hết linh bộ binh đều không có giáp dưới thân rộng, bởi việc hành quân chiếm 95% thời gian trong các chiến dịch của họ và một bộ giáp chân sẽ gây trở ngại trong việc đó. Hoặc bởi cấp bậc và nghề nghiệp của mình, họ không có đủ điều kiện chi trả cho một bộ giáp hoàn chỉnh, trong trường hợp đó, nhát chém từ thanh kiếm đặc biệt hiệu quả, ta có thể thấy điều đó trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này dĩ nhiên không tương tự khi đối đầu với những đối thủ mang trọng giáp, tuy nhiên, trong trường hợp này, sẽ có những kỹ thuật/ vũ khí chuyên dụng.

Không phải mọi loại kiếm Nhật đều được sử dụng theo cách này, mà mục tiêu chính của nó sẽ là tay, nách, mặt, không phải giáp cứng.

Một hiều lầm thường gặp là giáp Nhật không đủ tốt hoặc đủ hoàn chỉnhđể giải thích cho chiều hướng phát triển của thiết kế kiếm “chống giáp”, tuy nhiên, những bộ giáp Nhật sau này đã có thể bao bọc toàn thân người mặc trong giáp tấm và mail. Điều đó cũng tương tự với trọng giáp binh ở TQ, Ấn Độ hay Trung Đông. Trong trường hợp này, hoàn toàn không có gì thực sự là thiết kế kiếm chống giáp, và người ta vẫn sử dụng samshirs, đao và tulwar khi đối đầu với lamellar, giáp tấm và mail; tương tự như falchion và kriegmessers ở châu Âu trong thời đại plate armor.

Ngoài ra, kiếm Nhật được thiết kế với phần lưỡi nặng, nó vẫn có thể đánh mạnh: điều này dĩ nhiên không gây ra thiệt hại đáng kể nào lên giáp cứng, tôi muốn nhấn mạnh điều này bởi sát thương cùn từ kiếm thường được đánh giá quá cao, một thanh kiếm không làm được gì nhiều; nhưng một nhát chém mạnh vào một bên mũ, bàn tay, khuỷu tay hay đầu gối có thể đả thương được người mặc và tạo ra lối mở trong trận đánh. Ngoài ra, ở giai đoạn cao trào của trận đánh, nếu bạn làm mất vũ khí chính của mình, bạn sẽ chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài rút kiếm chiến đấu với kẻ địch đang cố gắng tiếp cận bạn.

Điều này không áp dụng trong trường hợp của kỵ binh: tốc độ của ngựa đủ để truyền rất nhiều lực lên thanh kiếm. Nhát chém vẫn sẽ không thể xuyên nổi giáp, nhưng đủ để K.O và gây sát thương lên cả bộ giáp và người mặc nó. Trong trường hợp này, kiếm Nhật thể hiện ổn khi đấu với kể địch mặc giáp.

Kết lại vấn đề này, chúng ta có những ghi chép và mô tả về việc kiếm được sử dụng trên chiến trường trong cả thời Kamamura cũng như đến cuối thời Sengoku, không tính đến Nodachi – vũ khí được tối ưu trên chiến trường để chống lại nhiều kẻ địch cả trên lưng ngựa lẫn cho bộ binh để đấu lại polearm.

Trên thực tế, dù ngộ nhận về việc Samurai chủ yếu dùng kiếm vẫn tồn tại, thì ta cũng không nên đánh giá thấp tầm quan trọng cũng như tính linh hoạt của thanh kiêm, kể cả trong trường hợp kẻ địch có giáp. Một thanh kiếm, đặc biệt là Katana hay Tachi, dễ mang theo và triển khai, khả năng phòng thủ tốt và lưỡi kiếm dài cho phép toàn bộ vũ khí được sử dụng ở phạm vi lớn hơn, bạn sẽ không cần phải lo lắng nếu ai đó đánh gãy mũi kiếm của bạn, bạn vẫn còn cả lưỡi kiếm để đánh, điều này không thể áp dụng với cây giáo. Những đặc tính trên cũng không có (hoặc ít nhất là không tốt như ở kiếm) trên các vũ khí như warpick hay rìu -những vũ khí có khả năng đối đầu với áo giáp tốt hơn. Và kiếm cũng được sử dụng làm vũ khí phụ phổ biến hơn chùy hay rìu.

Sơn Nguyễn – Dịch từ Gunbai: Ancient Japanese Warfare – Japanese Swords “mythbusting”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *