Có đất nước nào trong lịch sử bị xóa sổ hoàn toàn bằng quân sự chưa?

A: Arianit Dukagjini

Đây là năm 1755. Nhà Thanh ở Trung Quốc đã nắm quyền trong khoảng 100 năm sau khi chinh phục nhà Minh trước đó. Giới tinh hoa lãnh đạo của nhà Thanh là người Mãn, một sắc dân nổi danh là những chiến binh và không hứng thú lắm đến lý tưởng Khổng giáo Trung Hoa về giáo dục và thịnh vượng trong nội bộ. May mắn cho họ, tư tưởng hiếu chiến của những người này sẽ được thỏa mãn. Về phía tây, nhà Thanh tiếp giáp Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ khá rộng lớn và đang nổi lên về sức mạnh. Những người du mục này là hiểm họa và thường xuyên thách thức quyền bá chủ của nhà Thanh ở khu vực.

Các cuộc đột kích và hành động điển hình khác của Hãn quốc này diễn ra trong khoảng 70 năm trước khi người đứng đầu nhà Thanh, Càn Long đế, cảm thấy đã quá đủ. Trong thư báo cho các chỉ huy, ông ta ra lệnh một cuộc đồ sát hoàn toàn người Chuẩn Cát Nhĩ:

“Không được tỏ bất kỳ sự thương xót nào với lũ phản loạn này. Chỉ được tha mạng những người già yếu. Các chiến dịch quân sự trước đã quá khoan nhượng. Nếu tiếp tục hành động như cũ, các đạo quân sẽ rút lui và rắc rối vẫn tiếp diễn. Nếu một kẻ nổi loạn bị bắt và đồng đảng của hắn muốn quy hàng, hắn ta phải tự mình đi đến nơi đồn quân, phủ phục trước chỉ huy và thỉnh cầu được đầu hàng. Nếu hắn chỉ gửi một kẻ khác đến để thỉnh cầu quy thuận, nghiễm nhiên đó là trò mưu mẹo. Hãy bảo với Tsengünjav đồ sát lũ Chuẩn Cát Nhĩ xảo trá này. Không được xiêu lòng trước lời chúng nói.”

Những gì xảy ra tiếp theo là sự hủy diệt hoàn toàn người Chuẩn Cát Nhĩ. Thanh niên trai tráng bị tàn sát chỉ vì “tổ tiên chúng là bọn thủ lĩnh”. Phụ nữ, trẻ em và người già bị bắt làm nô lệ và phân tán khắp Trung Quốc để đảm bảo xóa sổ hoàn toàn nền văn hóa này. Càn Long đế viện cớ cho hành động này bằng tuyên bố “quét sạch mọi rợ là cách mang lại ổn định quốc nội”. Tổng cộng có khoảng 420,000-480,000 người Chuẩn Cát Nhĩ mất mạng trong cuộc diệt chủng, trong khi 120,000 người khác bị bệnh tật lấy mạng.

Ngày nay, có khoảng 16,000 người Chuẩn Cát Nhĩ ở Mông Cổ, trong khi số còn lại nằm rải rác ở Nga, Trung Quốc và Kazakhstan. Cuộc diệt chủng khiến Tân Cương có thể được tái định cư bởi người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, về cơ bản điều này đã xóa sổ nền văn hóa Mông Cổ cũ ở đây.

——–

>George Hu: Tôi muốn bổ sung một vài điểm.

Nhà Thanh và Chuẩn Cát Nhĩ có thâm thù với nhau vì nói đúng ra thì họ đã chiến tranh suốt 70 năm ròng (1687-1755). Khang Hi đế giao chiến với họ, và các tướng quân như Niên Canh Nghiêu, Nhạc Chung Kỳ, Triệu Huệ và A Quế đã thăng tiến nhờ nó.

Càn Long đế đặc biệt tàn nhẫn với họ vì hai lý do.

  1. Người Chuẩn Cát Nhĩ thường xuyên sử dụng mưu mẹo trả vờ đầu hàng. Mỗi khi sắp bị quân Thanh đánh bại, họ sẽ quy hàng hoặc kêu gọi hòa hoãn, thường do đảo chính nội bộ với một lãnh đạo mới. Sau khi quân Thanh rời đi, họ sẽ lên nắm quyền trở lại.
  2. Cuộc chiến đầu tiên của triều Càn Long được chỉ huy một phần bởi thủ lĩnh Chuẩn Cát Nhĩ Amursana, người bị lưu đày khỏi Chuẩn Cát Nhĩ quốc sau khi mất quyền. Các tướng quân từng chiến đấu cùng Amursana bí mật báo tin rằng Amursana là một kẻ phản trắc cặn bã không đáng tin. Tuy nhiên, hoàng đế phớt lờ những lời này và trọng thưởng Amursana. Sau khi cuộc chiến đầu tiên kết thúc, Amursana tiếm quyền và nổi loạn. Càn Long cảm thấy bẽ mặt bởi chuyện này và trong cuộc chiến lần hai với Chuẩn Cát Nhĩ quốc, ông ta ra lệnh diệt chủng. Amursana đặc biệt bị truy lùng, đến mức kể cả khi hắn đã chết vì đậu mùa sau khi trốn thoát đến Nga, hoàng đế yêu cầu có được thi thể hắn.

Tuy vậy, người Chuẩn Cát Nhĩ có một tiếng tăm tồi tệ, không ai ở thời đó tiếc thương họ đâu. Không phải dân Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm làm nô lệ, và cũng không phải các bộ tộc Mông Cổ khác bị họ xâm lăng. Có lẽ người bảo trợ cho họ, đế quốc Nga, có chút gì đó, tuy nhiên phải trăm năm sau người Nga mới có cơ hội lần nữa để xâm lược nhà Thanh.

Theo: Trần Minh Ngọc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *