Cơ Chế Phòng Vệ Tâm Lý Là Gì

Nếu ai yêu thích tâm lý học nói chung và phân tâm học nói riêng đều ít nhiều biết về cơ chế phòng vệ (Defense mechanisms) hoặc ít nhất là từng nghe nói về nó. Theo mô tả của Freud thì cơ chế phòng vệ của con người tự động được kích hoạt khi chúng ta đối mặt với lo âu. Lúc này, cơ chế phòng vệ được kích hoạt để bảo vệ tâm trí. Hiểu rõ cơ chế phòng vệ này sẽ giúp ta hình thành sức bật tinh thần tốt nhất

Sự hình thành của các cơ chế phòng vệ

Sự hình thành của các cơ chế phòng vệ được Sigmund Freud miêu tả rõ trong mô hình cấu trúc nhân cách (thuyết phân tâm) bao gồm: cái Nó, cái Tôi và cái Siêu Tôi trong đó:

Cái Nó (ID): hay còn gọi là bản năng là phần nguyên sơ nhất của tính cách con người mang bản chất ích kỷ, trẻ con; cấu phần này bị chi phối bởi nguyên tắc khoái lạc, không thể trì hoãn những ham muốn tức thời.

Cái Siêu Tôi (Super Ego): Nhập tâm những quy chuẩn xã hội và học hỏi các mô thức, quan niệm từ cha mẹ về cái gì là “tốt”, là “xấu”, hành xử thế nào là “đúng”, là “sai”. Các siêu tôi (siêu ngã) luôn tìm cách khiến bản ngã hành xử một cách có đạo đức, đúng lý tưởng. Phần này của tính cách còn được đánh giá là ảnh hưởng từ cách giáo dục của cha mẹ và các yếu tố khác như tôn giáo, xã hội.

Cái Tôi bản ngã (Ego): “người hòa giải” cái Nó và cái Siêu Tôi, cái Tôi tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp để dẹp yên xung đột giữa Nó và Siêu Tôi. Có thể nói nó là năng lực “biết Thế và biết Thời” (biết mình là ai, mình đang trong hoàn cảnh nào…để hành xử cho hợp lẽ).

Một số cơ chế phòng vệ tâm lý thường thấy:

Các cơ chế phòng thủ khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng bao gồm:

  • kìm nén – chôn vùi những cảm xúc đau đớn
  • phủ nhận – không thừa nhận cảm xúc
  • hợp lý hóa/lý trí hóa – phân tích và suy nghĩ thay vì cảm nhận
  • thăng hoa – biến nỗi đau thành sự sáng tạo
  • tự trách
  • phân cực
  • cư xử như trẻ con

Vậy tại sao ta phải hiểu các cơ chế phòng vệ?

Cơ chế phòng thủ không chỉ hoạt động trong công việc, mà chúng còn hiện diện trong các mối quan hệ, trong gia đình, cộng đồng và khả năng phát triển sự tự nhận thức của chúng ta. Trong suốt cuộc đời, bao gồm cả quãng đời làm việc, chúng ta sẽ gặp phải những nỗi đau, đối mặt với sự lo lắng, vất vả vượt qua thử thách và nỗi sợ. Trong cuốn sách Sức bật tinh thần của tác giả Susan Kahn đề cao lợi ích của việc hiểu rõ cơ chế phòng vệ của bản thân rằng:

“Khi biết mình là ai và tại sao mình phản ứng như vậy, chúng ta không chỉ tương tác hiệu quả hơn trong công việc mà còn cảm thấy bình yên hơn. Và điều này sẽ giúp chúng ta xây dựng sức bật tinh thần”

Nguồn: J2Team

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *