Có ai đặt cược vào năm 2050, chủ nghĩa Lenin sẽ phục hồi hoàn toàn ở Nga!?

Immanuel Wallerstein, vị giáo sư ĐH Columbia bang New York tuyên bố như vậy. Nhưng điều quan trọng là ý chí sinh tồn của một số dân tộc, của 1 số nền văn minh là rất khác biệt, không cho phép họ bị nghiền nát dưới gót chân hệ thống CNTB hay bị diệt vong trong công cuộc chống CNTB của các nhà Marxist nhập cư. Kỳ lạ, chính khi đề cập đến Nga, Wallerstein đã vô tình minh họa cho sự đúng đắn của đồng nghiệp Samuel Huntington.
***
Nhìn chung, Karl Marx, F. Engels, V. Lenin luôn luôn thù hận, căm ghét Nga và coi người Nga là hạng hạ đẳng, lạc hậu và hoang dã mông muội cần phải “khai hóa văn minh”. Không lạ khi quan điểm này lại trùng hợp tuyệt vời với quan điểm chính thống của giới chóp bu phương tây và chưa bao giờ thay đổi, có thể gọi tương đối chính xác bằng khái niệm Russophobia. Trong tận gốc rễ, nó xuất phát từ Du đa giáo, tự cho mình là chủng tộc “được chúa chọn” và có sứ mệnh dẫn dắt con chiên Nga đến với “thế giới văn minh”. Điều này có đầy đủ chứng cứ, chẳng hạn ở đây là 1 phần nhỏ:

Với 1 chút khác biệt, vị tộc trưởng Marxist cuối cùng Immanuel Wallerstein đã “phát hiện” ra khả năng Nga chống lại áp lực CNTB phương Tây, không bằng lòng với vai trò thuộc địa xuất khẩu tài nguyên thô và vai trò phi công nghiệp hóa mà chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa đã phân vai, nhưng cũng không đánh giá cao phát hiện của mình.

Ngày 31 tháng 8 năm 2019, vị tộc trưởng Marxist cuối cùng tạ thế xuống âm phủ cùng những “Bóng ma đang lang thang khắp đất Âu, bóng ma Cộng sản” – câu đầu tiên trong Tuyên ngôn. Sống lâu năm tại New York, Wallerstein được coi là 1 trong những nhà tư tưởng xã hội lớn nhất của nửa sau của thế kỷ 20, nhà Marxist cuối cùng. Ông ta cũng phát triển 1 hệ thống phân tích thế giới, kết hợp kinh tế, lịch sử, xã hội học theo kiểu Karl Marx.

Với sự ra đi của Wallerstein, chủ nghĩa Marx cổ điển tập trung vào phân tích kinh tế, cuối cùng đã lùi vào dĩ vãng, ít nhất là ở phương Tây. Những thứ khác vẫn tồn tại, ví như với “Culture Marxists”, những kẻ không nghiên cứu cơ cấu kinh tế hay sự phân phối của cải của hệ thống tư bản, mà kêu gọi chuyển nguyên tắc của cuộc đấu tranh giai cấp sang quan hệ giới tính và chủng tộc, đồng thời nhồi tất cả các loại thiểu số bị áp bức vào chung 1 giỏ giai cấp vô sản. Wallerstein cũng ít nhiều mang “Culture Marxists”, nhưng dù sao cũng có 1 số nỗ lực giải thích các tiến trình lịch sử một cách chung chung, dựa trên cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị.

Ở phương Tây, cái chung chung không có gì mới mẻ ấy khiến Wallerstein lỗi thời và bị thế giới lãng quên, thậm chí niềm tin dân chủ cánh tả của ông ta cũng không còn phù hợp với chính dòng CNTB tự do, hay sự tự tôn các giá trị phương Tây khi họ không chấp nhận lịch sử toàn cầu và bị thay thế bởi các trào lưu nữ quyền (femenism), bởi phong trào giới tính LGBT do các đồng tộc DT của Wallerstein cầm đầu. Wallerstein là chương cuối cùng nhạt nhẽo, ông ta vẫn tiếp tục “bóng ma cộng sản đang lang thang” nhưng chẳng còn dọa được mấy ai.

Còn ở Nga, “hệ thống phân tích thế giới” của Wallerstein cũng không mấy ai quan tâm, họ đã có các phân tích hệ thống tốt hơn, chẳng hạn như của Andrei Fursov, A. Korotayev, B. Kagarlitsky, G. Derlugyan, Igor Panarin, Sergey Glazyev, v.v.

Sự nổi tiếng mà Wallerstein, vị giáo sư ĐH Columbia bang New York có được là bởi các tác phẩm của thập kỷ 70, thời đó, sự nổi tiếng có được là ở những tình tiết rất kịch tính. Không ngạc nhiên khi Wallerstein ủng hộ mạnh mẽ các cuộc biểu tình của sinh viên chống chiến tranh Việt Nam, ông ta cũng giống như đồng nghiệp, đồng tộc Noam Chomsky, ủng hộ sự thống trị toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc, nhưng không ủng hộ điều ấy bằng chiến tranh. Không phải vì nó dã man, tàn bạo, mà bởi nó gây nguy hiểm cho chính chủ nghĩa đế quốc mà bộ tộc ông ta nằm trong lõi, bởi nó làm khối XHCN mạnh mẽ hơn. Họ cho rằng có con đường khác, phương pháp khác nằm ở “quyền lực mềm”. Điều này trùng hợp với thời TT Kennedy mà Wallerstein là cố vấn.

Tuy nhiên, chính trị Mỹ đã chọn chiến tranh, và vị TT Kennedy vì “ưa thích quyền lực mềm” nên đã ít nhiều do dự trong chiến tranh VN mà bị loại bỏ. Cũng vì vậy mà Wallerstein thất thế, thậm chí phải di cư sang Canada. Tận dụng thời kỳ rảnh rỗi, Wallerstein quay sang châu Phi. Nghiên cứu lục địa đói nghèo nhất của hành tinh châu Phi, nơi CNTB hoang dã đang trong cơn cuồng nộ nghiến ngấu tài nguyên đã giúp ích cho Wallerstein đưa ra lý thuyết chung khái quát hóa toàn bộ quá trình phát triển của thế giới tư bản bắt đầu từ thế kỷ 16. Điểm chấp nhận được trong nghiên cứu này là lý thuyết Wallerstein không giống như những câu chuyện tươi sáng của các nhà xã hội học phương Tây, cũng không phải là kinh viện tàn bạo của chủ nghĩa Marx sử dụng ở Liên xô về chế độ nô lệ, phong kiến.chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.

***
Công trình nghiên cứu của Wallerstein có thể được đánh giá cao hơn các tiền nhiệm như Max Weber và Werner Sombart, nhưng nó khá giống nghiên cứu của nhà sử học Pháp Fernand Braudel, người đã sử dụng và phát triển những ý tưởng quan trọng về CNTB, dù Wallerstein tuyên bố nghiên cứu của mình là mới, có thể đồng ý điều này, bởi lý thuyết của người Pháp sẽ bán chạy hơn nhiều dưới 1 cái tên Mỹ nổi tiếng.

Mô hình hệ thống như của Wallerstein được đánh giá cao thập kỷ 80, khi có các nghiên cứu bổ xung và tham gia cùng Wallerstein từ nhà kinh tế người Ý Jac Arrigi, người Ai cập Samir Amin và cựu cố vấn kinh tế người Đức Andre Gunder Frank của Salvador Allende. Sự hấp dẫn của cách tiếp cận mà họ phát triển là nó giải thích những mâu thuẫn của thế giới hiện đại theo một cách mới, nhưng nhìn chung lại vẫn nằm trong khuôn khổ mô hình Marxism.

Thập kỷ 80, mâu thuẫn giữa các nhóm nước được phân chia thành thế giới thứ 3, thứ 2 (khối XHCN) và thứ 1 (khối TBCN hàng đầu) đang trầm trọng hơn bao giờ hết. Đấu tranh giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ở các nước phát triển thì đã chết trước mắt mọi người. Sự lạc quan của những lý thuyết hiện đại hóa đi tắt đón đầu, bỏ qua giai đoạn quá độ để tiến thẳng lên CNCS, hay kỳ vọng giáo dục cách mạng cùng hứa hẹn rằng các nước lạc hậu có thể đứng ngang hàng với các nước tiên tiến, v, v, đã phai nhạt. Ngày càng rõ ràng rằng, các nước lạc hậu không những không theo kịp, mà thậm chí còn bị bỏ lại xa hơn phía sau.

Với những gì mà Wallerstein trình bày, người ta thấy có hai hệ thống thế giới: một là đế quốc thống trị toàn cầu, nắm quyền lực chính trị làm cơ sở để tổ chức không gian kinh tế, khai thác và phân phối tài nguyên, hai là nền kinh tế thế giới, nơi tổ chức thuần túy kinh tế, thương mại và sau này là lợi nhuận công nghiệp, quyền lực chính trị của hệ thống thứ 2 này nếu có, chỉ là chút ít không ổn định với vai trò tham gia vào hệ thống kinh tế trong một trật tự nhất định đã được phân chia.

Theo quy luật, các nền kinh tế thế giới rất mất ổn định và sớm muộn gì cũng bị cuốn vào hệ thống đế quốc thống trị toàn cầu.

Trọng tâm của nền kinh tế thế giới là tích luỹ tư bản (như Marx đã chỉ ra) và nó buộc phải tìm kiếm vốn tư bản vô thời hạn. Trong khi giới tinh hoa của hệ thống 1) ngày càng muốn có nhiều quyền lực hơn, thì trong hệ thống 2), nền kinh tế thế giới cũng vậy. Hình thức tích lũy chính vẫn là bóc lột, mà không phải là bóc lột giai cấp vô sản của giai cấp tư sản trong cùng một xã hội (Wallerstein không bao giờ đồng ý với giáo điều Marxist ở điểm này, mà chỉ ra nhiều sắc thái của sự phân chia lợi ích kinh tế thực sự), theo ông ta, tích lũy tư bản chủ yếu là ở bóc lột các nước kém phát triển (thế giới thứ 3) trong hệ thống thuộc địa và hậu thuộc địa cùng các hình thức lệ thuộc khác, ví dụ, mắc nợ các tổ chức tài chính quốc tế và cả cướp bóc cổ điển.

Theo Wallerstein, thế giới được cấu trúc thành 3 khu vực, trung tâm, bán ngoại vi và ngoại vi, nó tồn tại dựa trên trao đổi kinh tế bất bình đẳng. Ở trung tâm của hệ thống là hạt nhân, trong đó cường quốc (đế quốc) đóng vai trò đặc biệt – tại đây diễn ra các quá trình kinh tế-chính trị sâu nhất và hút vào tối đã lợi nhuận từ tất cả các nền kinh tế trong hệ thống thế giới. Hạt nhân khai thác (bóc lột) tất cả mọi thứ nhưng không ai khai thác nó.

Bán ngoại vi là các quốc gia bị khai thác bởi hạt nhân, nhưng đồng thời nó cũng khai thác các quốc gia khu vực ngoại vi. Bán ngoại vi đặc trưng bởi vay mượn và sử dụng các công nghệ, ý tưởng, thực hành xã hội, mà hạt nhân đã coi là “lỗi thời”. Tuy nhiên, bán ngoại khai thác được một số lợi nhuận nhất định qua sự bất bình đẳng của hệ thống thế giới, hơn nữa, nó chịu phí tổn và nếu không nó sẽ không phải là bán ngoại vi.

Cuối cùng, ngoại vi là những quốc gia và khu vực chịu sự khai thác thuần túy bởi hạt nhân và ngoại vi. Là những nạn nhân thuần túy của bất bình đẳng địa kinh tế, họ bị chiếm đoạt mọi thứ, và đổi lại họ chẳng nhận được gì.

Vai trò của các quốc gia có thể thay đổi trong hệ thống tư bản thế giới, nhưng Wallerstein cho rằng cấu trúc ba thành phần là không thay đổi cho đến khi mô hình này tiêu vong. Nhưng Wallerstein, cũng giống như mọi nhà Marxist khác, đã khẳng định chắc chắn điều này sẽ xảy ra sớm bởi hệ thống như thế ngày càng mang mâu thuẫn và khủng hoảng trầm trọng, tất yếu đi đến chỗ sụp đổ cuối cùng. Chủ nghĩa tư bản phải bị sụp đổ dưới sức nặng của chính nó.

Thực sự mà nói, niềm tin vào sự kết thúc sắp đến của CNTB khiến giới Marxists đã hơn một lần thất bại. Sau tất cả, mọi thứ trên thế giới này đều kết thúc, chỉ có điều là sớm hay muộn. Như 1 câu kinh điển “Không ai ngự trên đỉnh mãi mãi” (phim Sòng bạc), vấn đề là liệu chủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế bằng một trật tự thế giới có giống giáo điều không tưởng xã hội chủ nghĩa?

Như các nhà Marxist khác, Wallerstein cũng đã chờ đợi, và chờ đợi. Cho đến cuối đời, chính ông ta bắt đầu nghi ngờ tiên đoán của mình.

***

Sau tất cả, không mong chờ gì Wallerstein mô tả chi tiết cái lõi-trung tâm của hệ thống CNTB thế giới, nơi chắc chắn có nhiều điều thú vị. Thay vì thế, ông ta tập trung vào ngoại vi. Wallerstein coi lịch sử hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới gồm hai chu trình, chu trình công nghệ và sản xuất như “nhà kinh tế học” Marxist-Bolsheviks Nga N. Kondratiev mô tả, trong đó giá trị vật chất được sản xuất, phân phối và tích lũy, và chu trình đấu tranh giành quyền bá chủ, trong đó thủ lĩnh nền kinh tế thế giới tiếp theo được xác định, và là kẻ thiết lập luật chơi cũng như duy trì trật tự hệ thống, và đặc biệt có khả năng sử dụng vũ lực chống lại kẻ vi phạm luật chơi.

Wallerstein chấp nhận và rất hăng hái với lý thuyết cũ kỹ của “nhà kinh tế học” Kondratiev về chu kỳ lớn nền kinh tế (hay còn gọi là Sóng Kondratiev), đáng lưu ý Kondratiev là 1 trong số đồng tác giả của chính sách Tân kinh tế NEP (cùng Bukharin), bước đi tư nhân hóa toàn bộ Liên xô để cuối cùng đưa Liên xô gia nhập thế giới CNTB phương Tây. Để dễ hình dung, thì NEP tương tự quá trình tư nhân hóa ở Nga sau khi Liên xô sụp đổ năm 1991. Nhưng lý thuyết kinh tế Kondratiev đã sớm bị loại bỏ cùng với ông ta, trong quá trình Stalin loại bỏ NEP, thay thế bằng kinh tế kế hoạch và Kondratiev bị xử tù, rồi xử tử năm 1938 cùng hàng loạt nhà Marxist-Bolsheviks hàng đầu khác.

Nếu chu kỳ Kondratiev là hơi thở kinh tế của chủ nghĩa tư bản, thì mỗi chu kỳ, bất chấp giai đoạn đi xuống cũng mang lại tiến bộ, nền tảng của trật tự chính trị được đặt ra, theo Wallerstein, từ các chu kỳ đấu tranh giành quyền bá chủ, là một nhà nước biến mình thành cốt lõi-trung tâm của hệ thống tư bản thế giới với 3 thành phần ông ta mô tả.

Theo Wallerstein, vai trò của Nga trong hệ thống CNTB thế giới bắt đầu từ cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648), với sức mạnh Hà Lan nghiền nát quyền lực Tây ban nha và Habsburgs của Áo; Nước Anh, đã nổi lên như một Trung tâm sau khi giành chiến thắng trong cuộc đấu lâu đời với Pháp, mà đỉnh cao là cuộc chiến 1792-1815 với sự thất bại của Napoleon; Mỹ, cuối cùng là kẻ chiến thắng chung cuộc, giành quyền bá chủ, đứng ở Trung tâm hệ thống CNTB thế giới sau khi đánh bại Kaiser và Hitler sau đó (1914-1945).

Trong tất cả những sự nổi lên của các Trung tâm thế giới ấy, đều có vai trò tích cực của Nga, nhờ sự đóng góp mang tính quan trọng, thậm chí quyết định của Nga dù chưa bao giờ Nga là 1 trung tâm như Wallerstein mô tả. Hơn nữa, với mỗi chu kỳ tiếp theo, đóng góp của Nga ngày càng tăng. Trong cuộc chiến 30 năm đầu tiên, Nga đã hỗ trợ kinh tế quan trọng cho Thụy Điển, để đã giáng một đòn mạnh vào Habsburgs vì lợi ích của Hà Lan. Trong Chiến tranh Napoleon – Nga đã phá vỡ Đại quân Bonaparte giúp nước Anh. Trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, Nga đã gánh toàn bộ sức nặng của cuộc chiến để rồi Đức bị suy yếu nghiêm trọng.

Wallerstein cho rằng, đó là do Nga có vị trí đặc biệt đối với hệ thống tư bản thế giới nhưng lại chưa bao giờ xây dựng được quan hệ tốt với nó. Wallerstein có chút ca ngợi rằng, Nga đã không bị biến thành vật lệ thuộc như các tiểu quốc Ba Lan hay 3 nước Bantic, Đó là do kể từ khi Sa hoàng Ivan Đại đế (1530-1584) cố gắng thiết lập quyền tự chủ nhà nước Nga và cách ly khỏi nền kinh tế thế giới châu Âu, nhưng theo Wallerstein, điều này chỉ giúp Nga thành công trong ngắn hạn, còn dài hạn thì không.

Wallerstein, tuyên bố rằng Nga sau đó đã gia nhập hệ thống thế giới thế kỷ 18 dưới thời Sa hoàng Peter và Catherine dù còn hạn chế và đã đánh mất cơ hội làm một cái lõi-trung tâm hệ thống CNTB 3 thành phần. Một trong những nguyên nhân là do sự “lạc hậu” lâu đời có tiếng của Nga để họ chưa bao giờ có vị thế nổi trội hơn các quốc gia khác trong hệ thống. Wallerstein viết điều này trong tập 3 tác phẩm của mình.

Trên thực tế, những mô tả này của Wallerstein là sự tưởng tượng hoặc phóng đại. Giống như hầu hết các nhà Marxists, ông ta phóng đại quá nhiều mức độ lạc hậu của Nga. Mặt khác, cái gọi là khát vọng hay nỗ lực Nga gia nhập nền văn minh tây Âu-hệ thống CNTB hay gia nhập mô hình CNCS-Marxists hoàn toàn là tưởng tượng. Nga khá hài lòng với vị trí đế chế độc lập, dù có tương tác, quan hệ kinh tế với thế giới tây Âu và có được những lợi ích, họ vẫn cố gắng tránh bị tổn hại chính trị quá mức và giữ cho mình tính độc lập và chủ quyền.

Vì chủ quyền của mình, Nga luôn luôn quan tâm đến trung tâm hệ thống CNTB thế giới trong tay các cường quốc biển (Anglo-Saxon) để tránh cho mình bị xâm phạm lợi ích và chủ quyền 1 cách trực tiếp. Trong điều kiện này, Nga vẫn có được lợi ích của sự tham gia kinh tế và ít chịu chi phối chính trị. Nói theo cách khác, là bị cô lập trong như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh hay như hiện nay.

Nhưng đó là thực tế mà Wallerstein đã không hoặc không thể đề cập trong tác phẩm của ông ta. Wallerstein không thể bởi quan điểm không đúng đắn và quá thiên về Marxist (cánh tả) khi đề cập đến Nga. Những gì Wallerstein viết là vai trò ngoại vi, dù quan trọng hay tích cực của Nga trong hệ thống CNTB thế giới, đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng hay chu kỳ đi lên đi xuống của nhà kinh tế Marxist Kondratiev. Dự báo mà Wallerstein đưa ra về hệ thống 1 trung tâm là ảm đạm. Chu trình đấu tranh giành quyền bá chủ, độc quyền bá chủ của 1 Trung tâm đang bị hủy hoại có thể đúng với sự trỗi dậy, ví dụ, của Trung Quốc.

Nhưng mô hình Trung tâm đế quốc đã có sự thay đổi kể từ thời Kondratiev đưa ra chu trình và sóng khủng hoảng lên xuống. Mỹ và nền kinh tế thế giới hiện đại đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản gắn liền với sản xuất và thương mại sang chủ nghĩa tư bản đầu cơ tài chính và phát hành tiền tệ. Dù Wallerstein tin tưởng sự sụp đổ của hệ thống tư bản thế giới là không tránh khỏi bởi đã đến gần đến với giới hạn tăng trưởng của nó, nhưng kịch bản tiếp theo có thể đi theo những cách hoàn toàn khác nhau, và cũng không có nghĩa là tất cả đều dẫn đến việc loại bỏ bất bình đẳng để theo con đường công bằng hơn hay lạc quan nhất là tiến tới CNCS trên qui mô toàn cầu như Marx tiên đoán.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị hiện nay, cả chủ nghĩa tự do dân chủ cấp tiến và chủ nghĩa bảo thủ đều đã cố thoát khỏi trói buộc. Mỗi hệ tư tưởng cực đoan bắt đầu đi theo những hướng riêng của nó, không có đòn bẩy hay cơ chế nào để kìm chế và điều tiết. Do đó, thế giới ngày nay tiến theo hướng nào hay ai thắng, ai kế vị ngôi vương – là cái lõi/trung tâm thế giới là điều không hề rõ ràng, mọi kịch bản đều có thể. Dù Wallerstein mang tư tưởng cánh tả, với 1 chút tiến bộ và bình đẳng, để ý đến quyền lợi các giai cấp, quốc gia và dân tộc. Nhưng ông không nhận thức được tính phức tạp khi toàn bộ các lực lượng mang những di sản khác nhau của cả thế giới trỗi dậy bởi đã tự trói buộc mình với cổ hủ lạc hậu của Marxism. Điều này làm cho ông Wallerstein, dù kế thừa nhà tư tưởng-sử học Fernand Braudel đã không thấy được sự đa dạng của các nền kinh tế thế giới như tiền nhiệm. Cũng chính Wallerstein đã thể hiện rất bi quan và kêu gọi cánh tả đồng chí hướng của mình “chạy trốn khỏi bệnh dịch từ ý tưởng rằng lịch sử đứng về phía chúng ta, rằng chúng ta chắc chắn sẽ đến với một xã hội hợp lý và công bằng.”

Nói cách khác, những nét phác thảo của Wallerstein, dù đã rất cố gắng và nỗ lực, đã không đưa đến 1 bức tranh toàn cảnh rõ ràng. Nó giống 1 sự lắp ghép vụng về từ nhiều bức tranh khác, từ Marx, Luxembourg, Kondratiev, Schumpeter, Prebisch, Braudel, v, v. Có thể có 1 số đường nét đúng với thập kỷ trước, nhưng càng xem nó, càng nhiều mơ hồ hơn. Ví dụ, liệu có thể gọi Trung Quốc lúc này là 1 ngoại vi!? Trong khi có thực tế họ là nền kinh tế thực số 1, và lại không là trung tâm quyền lực chính trị số 1 thế giới.

Có lẽ chính Wallerstein phần nào hiểu điều này, vì thế từ đầu đến cuối của tác phẩm “Hệ thống Thế giới hiện đại”, ông ít tin tưởng vào vai trò nền kinh tế và cho rằng chính trị quan trọng hơn kinh tế. Có thể thấy, ví dụ mà ông đưa ra, quyền bá chủ của nước Anh trong hệ thống thế giới được tạo ra không phải bởi cuộc cách mạng công nghiệp, được cho là xảy ra ở Anh vào cuối thế kỷ 18, mà bởi sự thành công chính trị thuần túy của người Anh trong cuộc chiến chống Pháp. Chính sự thống trị chính trị đã cho phép người Anh tận dụng cơ giới hóa sản xuất đã diễn ra trong suốt thời đại này. Đó không phải là kinh tế quyết định, mà là kiến trúc thượng tầng chính trị quyết định – ở đây, với điều này Wallerstein, có lẽ, đã ra ngoài khuân khổ chủ nghĩa Marx.

Nhưng nếu có điều này, thì giải thích Nga đã thực sự sai lầm khi không làm 1 trung tâm CNTB, hóa ra lại đúng không hề là sai lầm. Họ không quan tâm họ ở vị trí trung tâm hay ngoại vi, họ đã chọn xây dựng lại hệ thống đế chế của mình và vẫn giành được phần thưởng, sự lựa chọn đó của người Nga chắc chắn là khôn ngoan.

Câu hỏi còn lại sau tất cả, tại sao Nga đã không bảo vệ đế chế của mình mà lao vào cách mạng và chủ nghĩa Lênin, để rồi phải trả giá quá đắt-đến mức sụp đổ nhà nước và chỉ có 1 trung tâm quyền lực Anglo-Saxon hưởng lợi?

Đó là cuộc chiến ngàn năm của nền văn minh Nga chống phương Tây, và lần này Nga đã thua, chủ nghĩa tự do du nhập từ phương Tây đã làm xói mòn nền móng nhà nước, trên cái nền đó, chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện như 1 quân đoàn của CNTB trong cái vỏ CNCS. Bỏ qua tất cả thực tế phũ phàng và đắt giá về cuộc thử nghiệm xã hội CS qui mô lớn đã thất bại, là 1 nhà Marxist, Wallerstein đánh giá cao Lenin, thậm chí ông ta mạnh bạo dự đoán rằng vào năm 2050, chủ nghĩa Lenin sẽ phục hồi hoàn toàn ở Nga. Wallerstein tin rằng, với chủ nghĩa Lênin, đảng toàn trị là một nhóm quyền lực chặt chẽ, kiên định vượt qua sự lạc hậu kinh tế, công nghiệp hóa, phát triển và thắng thế để vượt qua chủ nghĩa đế quốc phương Tây để từ vị trí ngoại vi trở thành 1 Trung tâm. Rõ ràng, hoặc Wallerstein không hiểu thực tế lịch sử, hoặc đã nói dối: Chủ nghĩa Lenin và đảng Bolshevik đã đóng vai trò đen tối, hủy hiệt nhà nước Nga, mang lại lợi ích cho Trung tâm quyền lực bá chủ thế giới CNTB – cái mà chính Wallerstein đã mô tả.

Nhưng có thể Wallerstein đã nhầm lẫn ít nhất ở điểm này: đúng là công nghiệp hóa Nga đã tiếp tục. Nhưng đó là sau cái chết của Lenin, sau loại bỏ chính sách và đường lối Lenin (ví dụ Tân kinh tế NEP) và loại bỏ hàng loạt, qui mô lớn giới Marxists-Bolsheviks-Cộng sản. Điều này chẳng có gì là công lao thành tựu Lenin, thậm chí ngay cả Stalin. Cho dù Stalin là người khởi xướng, thì điều này đúng hơn vẫn là một đặc điểm của nền văn minh Nga – khả năng chống áp đặt ngoại bang, chống lệ thuộc và chống luôn chủ nghĩa Marx-hệ tư tưởng tư bản phương Tây xa lạ với họ để bảo vệ chủ quyền của chính họ.

Đặc điểm văn minh Nga đã chịu đựng những thử thách nghiêm trọng trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh xung đột với phương Tây. Với phép thử chủ nghĩa Marx-Lenin, văn minh Nga đã bị hủy hoại cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng nó đã không bị diệt vong và ngày nay vẫn đang tiếp tục phải chịu đựng thử thách, vẫn là hệ tư tưởng phương Tây tư bản xa lạ: chủ nghĩa tự do.

Wallerstein không bao giờ hiểu điều này, không hiểu chủ nghĩa tự do toàn cầu hóa trong khi chính mình là 1 nhân tố cánh tả trong nó. Trong hoàn cảnh này, ít nhất Wallerstein nên tham khảo đồng nghiệp Samuel Huntington với tác phẩm “Cuộc chiến giữa các nền văn minh (Clash of Civilizations)”. Điều quan trọng là ý chí sinh tồn của một số dân tộc, của 1 số nền văn minh là rất khác biệt, không cho phép họ bị nghiền nát dưới gót chân hệ thống CNTB hay bị diệt vong trong công cuộc chống CNTB của các nhà Marxist nhập cư. Kỳ lạ, chính khi đề cập đến Nga, Wallerstein đã vô tình minh họa cho sự đúng đắn của đồng nghiệp Samuel Huntington.

Và nếu Wallerstein kế thừa di sản của nhà sử học-tư tưởng Pháp Braudel đúng nghĩa, thì đã lưu ý đến những gì tiền nhiệm viết về Nga, trên thực tế, Nga không phải là ngoại vi hay bán ngoại vi để cống hiến hay đóng góp cho Trung tâm Anglo-Saxon, bản thân nó là 1 nền văn minh-văn hóa thế giới lâu đời và vẫn là 1 một nền kinh tế thế giới, và khá độc lập của thế giới, nó mang sự ngoan cố bướng bỉnh không muốn rời khỏi đấu trường và luôn luôn vùng lên trước mọi dã tâm thôn tính. Đế chế thế giới này tồn tại trong tương tác với sự tồn tại của nền kinh tế thế giới phương Tây, nó ít bị xáo trộn hơn. Nhưng liệu tình hình có thể thay đổi? Câu trả lời chỉ có thể có được cho đến khi NWO-Trật tự thế giới mới hình thành. Sự đánh giá không cao nước Nga của Wallerstein chỉ có thể đúng khi phương Tây có được 1 kẻ ngoan ngoãn nào đó thời hậu Putin, và Medvedev – thật không may, có thể là nhân vật thích hợp. Nhưng như thế có nghĩa là chủ nghĩa tự do, hệ tư tưởng phương Tây lại 1 lần nữa chiến thắng ở Nga.

Wallerstein đã làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, tiếp cận lịch sử đặc thù Nga trong trói buộc chủ nghĩa Marx, trong tin tưởng vào nguyên do CMT10 là đúng đắn nên đã bỏ qua tất cả điều này. Cuối cùng, nấm mộ Immanuel Wallerstein là nơi tốt nhất để chôn vùi cho tất cả những gì ông đã viết. Nói cách khác, bóng ma cộng sản cùng thời đại giáo phái Du đa giáo độc quyền tư tưởng, độc thoại diễn giải mô hình lịch sử thế giới đã theo nhà Marxist cuối cùng xuống mồ.

Có ai đặt cược vào năm 2050, chủ nghĩa Lenin sẽ phục hồi hoàn toàn ở Nga!?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *