CIRCLES OF TRUST

Chiều qua, ngồi cà phê với bạn teen. Bạn kể mình nghe chuyện một homie làm cho bản cảm thấy tổn thương, đến nỗi chuyển trạng thái drama từ rất tin cậy sang hoàn toàn hết tin cậy. Mình nói vậy chắc homie của cậu cần xem lại cách bản xây dựng circle of trust – vòng tròn quan hệ tin tưởng. Còn cậu, chắc cần xem lại cách review circle of trust. Bàn chuyện đời thì cậu tớ ngang hàng, vì trải nghiệm mỗi người mỗi khác.

Mình vẫn hay phản tư về mô hình xây dựng 5 vòng tròn quan hệ tin tưởng này từ khi mới vào đời. Và đến giờ, vẫn hết sức cẩn trọng với từng bước đi, từng quyết định ảnh hưởng đến sự tồng vong, vững bền của nó. Trong cùng của vòng tròn là chữ self – bản thân. Đây là cái lõi của niềm tin, là sự cân bằng giữa sự tự tin và lòng tự trọng. Ai tin nổi mình nếu bản thân mình còn không tin tưởng lấy chính mình? Cho nên, tin tưởng vào bản thân là nền tảng của mọi niềm tin, là chìa khoá của thành công, và cũng là cốt lõi để xây dựng những lớp vòng tròn tin tưởng tiếp theo trong đời. Có điều, tự tin không đồng nghĩa với hoang tưởng. Hoang tưởng là niềm tin vào thứ ngỡ là mình có, còn tự tin là dựa vào thực lực.

Vòng tin tưởng thứ 2 ngày sau bản thân là gia đình và quan hệ riêng tư kiểu gấu, bạn bè, mentor, anh em giang hồ, vv. Ai lọt vào vòng này là người thân, người thương yêu mình, có trách nhiệm, tin cậy được, và đặc biệt là cực kỳ trung thành, đứng về phía mình ngay cả khi mình có lỡ sai (rồi về nhà đóng cửa đập nhau sau 

). Ta là người quyết định ai được xuất hiện trong vòng này. Nếu họ không tin ta, ta đang có vấn đề về niềm tin. Nếu ta không tin họ, họ có còn là người thân, là hommie, là gia đình? Cho nên, vòng này mà vỡ trận, thì ối làng nước ôi ta biết tin vào đoạn nào của một con người? Làm sao tin được một ai, khi người thân xung quanh họ không đáng tin? Làm sao khiến người dưng đi tin mình, khi network những người thân cận nhất xung quanh mình còn không tin mình?

Vòng số 3 là vòng tổ chức, là niềm tin và sự đáng tin cậy tại nơi ta đang công tác, làm việc, kinh doanh…. Đây là nền tảng để xây dựng một tổ chức hiệu quả và tạo ra thành quả. Tổ chức, đồng nghiệp mà chả ai trust ai, chả ai đặt tin tưởng và có trách nhiệm với ai thì nội politics không đã hết giờ rồi. Thời gian đâu mà vận hành và phát triển. Nếu muốn được tin tưởng ở vòng này, nên chọn tổ chức đáng tin để tham gia. Ngược lại, vào được đó rồi, thì cần phải xây dựng niềm tin của tổ chức đó với bản thân mình. Không có người đáng tin trong tổ chức chẳng đáng tin. Càng không có tổ chức đáng tin khi những con người đại diện cho tổ chức ấy không cách nào tin nổi. Birds of the same feathers fly together là ý đó. Cá mè một lứa.

Vòng số 4 là vòng market – thị trường, ngành nghề mà ta đang dấn thân vào bằng nghề nghiệp và sự nghiệp của mình. Ở đây, ta xây niềm tin với khách hàng, đối tác cung cấp, đối tác hợp tác, và cả đối thủ của mình. Nó là uy tín, là thương hiệu của ta và của tổ chức ta mà đang đại diện. Người đáng tin làm trong ngành nào, cả thị trường ấy tin vào uy tín cá nhân của họ. Ngược lại, người muốn xây dựng uy tín trong ngành cần biết xây dựng niềm tin cá nhân với những người trong ngành. Làm thật, làm tốt, làm đúng và có trách nhiệm là xong. Giấy nào mà gói được lửa.

Cuối cùng, societal trust là niềm tin ta xây trong xã hội, cộng đồng bằng những cống hiến giá trị từ bản thân. Người hết mình mang lợi lạc đến cho xã hội, cộng đồng một cách bất vụ lợi ắt sẽ tự nhiên xây được niềm tin. Công dân toàn cầu cũng là ý này, là người khắc khoải dấn thân vì những vấn đề chung của xã hội, của thế giới, của nhân loại. Ta dấn thân, xã hội và cộng đồng ghi nhận, niềm tin tự nhiên hình thành. Người xây được niềm tin này là người vĩ đại.

5 vòng tròn tin tưởng này dựa dẫm vào nhau, xây dựng và phát triển trên nền tảng của nhau. Không thể có một doanh nghiệp đáng tin khi lãnh đạo dẫn dắt là những con người không đáng tin. Khó có một con người đáng tin khi gia đình và người thân xung quanh họ không đáng tin. Không thể tin một ai khi họ còn không tin vào chính bản thân mình. Khi đặt niềm tin vào một con người, có lẽ cần review mấy vòng, từ số 5 ngược về số 1. Ngược lại, khi xây trust cho bản thân, thì bắt đầu từ 1 ra 5. Xây dựng niềm tin vào chính ta. Xây dựng niềm tin cho gia đình, người thân. Xây dựng niềm tin trong tổ chức, ngoài thị trường, và cuối cùng là với cộng đồng, xã hội. 

Cậu đang ở đâu trên hành trình ấy? Should I trust you – tớ có tin cậu được không? Ai sẽ tin cậu được đây? Tổ chức có tin cậu chưa? Người thân liệu có nghi ngờ? Và cậu, có tin vào chính bản thân mình chưa nhỉ?

Nguyễn Phi Vân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *