Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang được truyền thông Trung Quốc rất chú ý. Dư luận nước này cũng rất quan tâm theo dõi và bàn luận.

Trên tờ the paper, một trang báo Trung Quốc hôm qua có bài viết nêu ra nhiều vấn đề phong phú xoay quanh cả chuyến thăm cho đến quan hệ việt-trung và cách nhìn nhận với Việt Nam của người Trung Quốc.


Sau cuộc đại hội Đảng lần thứ 20 thu hút sự chú ý của cả thế giới, ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng bước vào cục diện mới. Chiều ngày 30 tháng 10 một vị tổng bí thư của nước láng giềng đã bay đến Bắc Kinh. Xem trên báo chí thì trưởng Ban liên lạc với ngoại Trung ương Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã đến sân bay nghênh tiếp. Đằng sau nghi lễ không tầm thường này là chuyến thăm của một nhà lãnh đạo cũng không tầm thường ông ấy là tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, rõ ràng đây không phải là một chuyến thăm phổ thông.Những cái không tầm thường trong chuyến thăm này không chỉ có một mà có tới ba điều.

Thứ nhất ông Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên chúng ta tiếp sau Đại hội 20. Thứ hai đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Trọng sau khi tái cử ở đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. Thứ ba là trong 3 năm dịch bệnh vừa qua đây là lần đầu tiên chúng ta nên tiếp một lãnh đạo nước ngoài với nghi lễ Thăm chính thức. Nếu các bạn quen thuộc với ngoại giao Trung Quốc thì sẽ phát hiện là trong 3 năm qua các lãnh đạo nước ngoài đến thăm Trung Quốc đa số được gọi là thăm làm việc, còn tham chính thức thì rõ ràng là khác. Nó có nghĩa là phải cử hành toàn bộ các nghi lễ ngoại giao. Nhưng vì sao lại là ông Nguyễn Phú Trọng? Tôi cảm thấy việc này nên đặt vào bối cảnh thế giới có nhiều biến động trong 100 năm qua mà xem xét đằng sau ba điều không tầm thường là ba bối cảnh đặc thù.

Bối cảnh thứ nhất có chuyên gia nói với tôi rằng đây chẳng những là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc Sau đại hội 20 mà còn là lần đầu tiên tổng bí thư nước ta giới thiệu các tình hình của đại hội 20 cho một lãnh đạo nước ngoài. Đừng quên rằng hiện tại Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trong số năm nước còn theo chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nếu theo thói quen quá khứ chuyến công du đầu tiên của Tổng bí thư Việt Nam thường sẽ chọn thăm Lào nhưng trong hai năm gần đây ông Nguyễn Phú Trọng cũng chưa từng ra nước ngoài và lần công du đầu tiên lại lựa chọn Trung Quốc, khẳng định rằng đây không phải là một quyết định nhất thời mà phải là một tín hiệu mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc. Như vậy quan hệ Trung- Việt là rất không thông thường

Bối cảnh thứ hai là quan hệ Trung Việt đang bước vào giai đoạn tốt đẹp và nồng ấm hơn. Chúng ta cũng không cần né tránh rằng trong mấy chục năm qua quan hệ trung- Việt từng có thăng trầm nhưng ít nhất là mấy năm gần đây do nỗ lực chung của lãnh đạo cấp cao hai bên đặc biệt là tiếp xúc chặt chẽ của hai vị tổng bí thư cho nên quan hệ hai nước đã đi vào quỹ đạo đúng. Nhớ lại năm 2017, tổng bí thư của chúng ta thăm Việt Nam hai người đã có các hoạt động ngoại giao như ăn sáng tản bộ và uống trà rất nhiều. Tình tiết khiến mọi người rất cảm động đặc biệt là tổng bí thư của chúng ta nói tới các vị lãnh đạo tiền bối thế hệ đầu tiên một lòng vì dân và còn cảm khái nói phàm là vì nhân dân làm việc tốt thì trong sử sách nhất định sẽ lưu lại giai thoại.

Quan hệ Trung Việt đang ngày càng mật thiết, về phương diện kinh tế Trung Quốc hiện nay là đối tác thương Mại số một của Việt Nam, còn Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc. Nếu giới hạn phạm vi trong khối Asean thì Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối này. Sự phát triển của Việt Nam gần đây thật sự cũng khiến người ta phải nhìn bằng cặp mắt khác, tăng trưởng gdp 3 quý đầu năm nay đạt 8,83%. tăng trưởng riêng quý 3 đạt 13,7%. Việt Nam đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kết quả này cũng không thể tách rời việc ra sức hợp tác với Trung Quốc cũng cần chỉ ra rằng quan hệ chung Việt xoay chiều một nguyên nhân trọng yếu là do giao lưu giữa hai Đảng đã phát huy tác dụng dẫn dắt. Xét cho cùng thì hai nước đều là đảng cộng sản chấp chính, giao lưu kênh Đảng mật thiết đã thúc đẩy quan hệ hai nước tiến bộ cho nên lần này ông Lưu Kiến Siêu cũng ra tận sân bay nghênh tiếp.

Bối cảnh thứ ba là nước Mỹ xúi giục ly gián chúng ta, cũng không cần né tránh rằng mấy năm gần đây nước Mỹ ra sức làm việc với Việt Nam theo cách nói của Mỹ thì Mỹ cần trọng vọng các nước ở xung quanh Trung Quốc, mà một nước có tính chất đột phá quan trọng là Việt Nam cho nên họ đã xào sáo các loại tạo điều kiện xúi giục ly dán quan hệ trung-việt. Dạng việc làm này nước Mỹ gần đây thực sự làm không ít. Vậy thì phải làm thế nào Trung Quốc nhìn bằng mắt thì Việt Nam cũng nhìn bằng mắt, chúng ta cần thấy rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, có lợi ích quốc gia. Tự thân của họ trong một số sự việc đối với Trung Quốc, nội bộ Việt Nam cũng có những tiếng nói khác nhau nhưng chúng ta càng phải thấy rằng Việt Nam cũng hiểu rất rõ rằng hai quốc gia do Đảng Cộng Sản lãnh đạo tăng cường hợp tác thì trong hoàn cảnh quốc tế hiện tại có ý nghĩa quan trọng ra sao cho nên nói như lời một người bạn tôi là: “Tuy Việt Nam bày tỏ rõ ràng rằng sẽ không chọn phe nhưng Việt Nam kiên trì xã hội chủ nghĩa kiên quyết phản đối cách mạng màu thì lập trường của Việt Nam thực ra đã rõ”.

Cuối cùng là cách nhìn của chúng ta thế nào đơn giản là có 3 điểm.

Thứ nhất quan hệ chung Việt thực sự là rất đặc thù. Nếu không phải vậy thì đâu phải ngay sau Đại hội 20 của chúng ta ông Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Trung Quốc ngay (Lời chủ status: thực ra chuyến đi quy mô như thế này phải được chuẩn bị vài tháng chứ không thể chuẩn bị được trong 1 -2 ngày) ngược lại thì cũng có nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài muốn đến thăm nhưng chúng ta đã mời ông Nguyễn Phú Trọng tới đầu tiên,điều đó nói lên thái độ của chúng ta. Tôi đánh giá lần thăm này khẳng định còn có không ít những sắp xếp đặc biệt và ngạc nhiên. Chúng ta hãy chờ xem Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới thực sự nên hợp tác đoàn kết hơn thực hiện 4 tốt là láng giềng tốt bạn bè tốt Đồng chí tốt đối tác tốt. Đối với Trung Quốc mà nói đây là việc tốt, đối với Việt Nam lẽ nào không phải việc tốt.

Thứ hai cần tôn trọng Việt Nam, đừng tô hồng cũng đừng bôi đen. Tôi biết rằng vì những quá khứ này kia nên một số bạn bè khi nhắc đến Việt Nam ít nhiều có một cảm nhận phức tạp trên mạng, cũng không ít người có quan điểm tô hồng Việt Nam, nói rằng Việt Nam phát triển tốt thế nào, cũng có một số thì bôi đen cho rằng Việt Nam phát triển chỉ là bạo phát bạo tàn, nói những điều quá đáng thì đều là không chân thực. Tôi cho rằng chúng ta cần tôn trọng Việt Nam vì đây là một láng giềng vô cùng quan trọng của ta, hơn nữa thẳng thắn mà nói đây cũng là một trong những láng giềng có tiềm lực lớn nhất của chúng ta. Người Việt Nam cần mẫn có chế độ xã hội giống chúng ta, tiền đồ của Việt Nam là không có giới hạn nhưng điều càng cần xem xét là nền móng của Việt Nam còn rất mỏng, cũng không có chuỗi sản xuất công nghiệp hoàn chỉnh như Trung Quốc. Việt Nam còn một con đường khá dài phải đi cho nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc là điều Việt Nam thực sự cũng mong đợi rất nhiều. Đương nhiên đối với Trung Quốc Việt Nam không chỉ có thị trường 100 triệu dân mà còn là một trong những ưu tiên đối ngoại láng giềng của Trung Quốc. Trung Việt đúng là các nước anh em huynh đệ Đồng Tâm, Kỳ Lợi Đoạn Kim. Nếu không như vậy thì sẽ thành lưỡng bại câu thương.

Thứ ba, ngoại giao mùa thu của Trung Quốc đã mở màn. Hiện tại đang là cuối Thu, Phương Bắc lá đỏ đang thịnh, ngoại giao mùa thu của Trung Quốc đã mở màn. Theo chương trình sắp xếp hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm Trung Quốc trước tiên sau đó Pakistan đến rồi đến Thủ Tướng tarzania và tiếp nữa là thủ tướng Đức, xin lưu ý các chuyến thăm này không phải là thăm làm việc mà là thăm chính thức hoặc là thăm cấp nhà nước. Chúng ta trước đây hình dung một thời Thịnh Thế thường tóm gọn trong 6 chữ “cận giả duyệt viễn giả lai” Tạm dịch là người ở gần vui vẻ người ở phương xa tìm tới. Sau đại hội 20 rất nhiều lãnh đạo nước ngoài lập tức đến thăm, ít nhất nó nói lên một điểm rằng bạn bè của chúng ta ở khắp thiên hạ. Một vở kịch cần phải bắt đầu từ mở màn nhưng mở màn lại chưa phải là cao trào.


Các bạn thân mến vừa rồi là toàn văn bài viết trên tờ the paper nói về chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Những ai hay theo dõi báo chí Trung Quốc trước đây, thấy rằng quan điểm của bài viết này hoàn toàn khác so với những bài mà báo mạng của Trung Quốc viết về Việt Nam mấy năm trước. Cách nói và các nội dung được đề cập cho thấy một góc nhìn xoa dịu và thân thiện hơn với Việt Nam. Đáng chú ý nhất trong bài báo này là lần đầu tiên người ta kêu gọi người Trung Quốc thay đổi cách nhìn với Việt Nam và tôn trọng Việt Nam, đây là những tín hiệu tốt cho một mối quan hệ Việt Trung hữu nghị và lành mạnh mà một mối quan hệ như vậy thì tốt cho tương lai phát triển của cả hai nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *