Vào năm 1932 đã diễn ra một cuộc chiến thú vị giữa con người và loài đà điểu Emu. Sự kiện lịch sử này gọi là Đại chiến Emu.
Đà điểu Emu là một loài đặc hữu của Úc, là loài chim bản địa lớn nhất và là thành viên duy nhất còn sinh tồn của chi Dromaius. Vào mùa hè năm 1932, chúng sinh sôi, phát triển, nảy nở và ăn ở tại các trang trại của nông dân vốn là cựu chiến binh được chính phủ cấp đất canh tác nông nghiệp. Cụ thể là hơn 20 nghìn con đà điểu đã di cư đến các vùng trang trải để kiếm ăn. Chúng tàn phá mùa màng khiến hội nông dân phải than trời và yêu cầu sự giúp đỡ từ phía chính phủ.
Loài đà điểu này sẽ nằm dưới sự giám sát của Bộ Nội vụ mà cơ quan này lại không cung cấp các khoản trợ cấp như đã hứa hẹn làm các bác nông dân rất là khó xử và khốn khổ. Vì vậy trong lúc bế tắc họ đã yêu cầu sự giúp đỡ từ Bộ Quốc phòng và nhận được sự đồng ý.
Sau đó một đội quân dưới dưới sự chỉ huy của Thiếu tá GPW Meredith đã lên đường hành quân ra mặt trận tiêu diệt đàn đà điểu Emu. Nhiệm vụ đặt ra là g.i.ế.t hoặc xua đuổi tất cả các con đà điểu Emu trong phạm vi của các trang trại.
Cái kết của cuộc chiến là đoàn quân hùng mạnh đành phải bó tay và chịu thất bại trước đàn chim tung tăng. Theo báo cáo thì Thiếu tá Meredith tuyên bố rằng các đội của ông đã tiêu tốn 9.860 viên đạn và tiêu diệt 986 con đà điểu. Vào ngày 10 tháng 12, đoàn quân của ông đã rút lui khỏi cuộc đại chiến này.
Trên đà chiến thắng, mấy em đà điểu Emu tiếp tục công cuộc tàn phá. Năm 1934, hội các bác nông dân kêu gọi viện trợ từ quân sự nhưng bị từ chối. Thay vào đó, chính phủ dành tiền cho tiền thưởng và trang bị vũ trang để nông dân tự tiêu diệt đàn Emu phá phách. Ngoài ra, chính quyền bang Tây Australia đã khởi động dự án xây hàng rào dài 217 km, cao gần 1,5 m để ngăn lũ chim đà điểu phá hoại các nông trại. Sau này thì đàn chim đà điểu Emu sinh sống các vùng xa xôi hẻo lánh sinh sống, rời xa vùng trang trại.
Cre: greatgameindia, WTF Facts
Recommend xem emu war của OverSimplified, xem hết các video khác nữa. Hài hước, súc tích, dễ hiểu.